Biển Đông: Giải mã tuyên bố sát cánh với Mỹ của Hàn Quốc
Monday, July 08, 2019 8:37 PM GMT+7
(PL)- Chính quyền Seoul hiện đang phải vừa cố gắng duy trì sự cân bằng giữa một bên là đồng minh chiến lược lâu năm, một bên là đối tác thương mại hàng đầu.

Hôm 30-6, Tổng thống Hàn Quốc (HQ) Moon Jae-in đã có buổi họp báo chung với người đồng cấp Mỹ vài tiếng trước khi ông Donald Trump bước vào cuộc gặp lịch sử với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên (DMZ). Bên cạnh những ca ngợi về kết quả cuộc gặp sẽ mở ra kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, ông Moon cũng công bố kế hoạch tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ của HQ.

Biển Đông: Giải mã tuyên bố sát cánh với Mỹ của Hàn Quốc - ảnh 1

Tổng thống HQ Moon Jae-in  Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhau sau khi kết thúc cuộc họp báo chung tại Nhà Xanh hôm 30-6. Ảnh: YONHAP NEWS

“Căn cứ vào sự hợp tác trong khu vực trên nguyên tắc cởi mở, minh bạch và hòa nhập, chúng tôi đã quyết định sẽ kết hợp chính sách hướng Nam mới của chúng tôi với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ” - Tổng thống HQ cho biết.

Quyết định mang tính chiến lược của Seoul

Theo nhận định của tờ South China Morning Post, tuyên bố của ông Moon mang nhiều ý nghĩa chiến lược, bởi Bắc Kinh từ lâu đã luôn xem chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là đòn đáp trả của Washington trước sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ) trong khu vực này.

Năm 2017, sau quyết định của Seoul cho phép Lầu Năm Góc triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD, TQ lập tức trả đũa bằng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với HQ do lo ngại các cơ sở quân sự của nước này sẽ bị Mỹ do thám. Trong bối cảnh đó, chính sách hướng Nam mới được Tổng thống Moon Jae-in công bố vào tháng 11-2017. Đây được xem là nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường TQ thông qua thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước Đông Nam và Tây Nam Á khác trong khu vực.

Theo South China Morning Post, Seoul cho đến trước buổi họp báo hôm 30-6 vẫn giữ thái độ thận trọng khi thực thi chiến lược thoát Trung của mình. HQ cũng như chưa từng công khai mối liên hệ giữa chính sách hướng Nam mới của nước này với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.

Điều này khiến cho vai trò của HQ ở biển Đông không thật sự rõ ràng, mặc cho việc Seoul luôn là đồng minh nhiệt thành trước yêu cầu hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Washington tại các điểm nóng xung đột như Somalia, Đông Timor, Afghanistan, Iraq, Lebanon hay Nam Sudan.

Lý giải cho lập trường của Seoul, nhiều chuyên gia cho rằng HQ vẫn cần nhân tố TQ trong tiến trình đàm phán với Triều Tiên. Vì vậy, nước này phải tránh dính líu đến bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào có thể khiến Bắc Kinh phật ý.

Mỹ chỉ cần sự ủng hộ biểu trưng của HQ đối với nguyên tắc tự do quốc tế ở biển Đông, như thỉnh thoảng triển khai một vài tàu tuần tra chẳng hạn.

Chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao TIMOTHY HEATH thuộc 
Viện Rand Corporation
 

Áp lực kép từ Mỹ, TQ

Chính vì phải cố gắng giữ mối quan hệ với cả hai cường quốc mà HQ hiện phải đối mặt với “áp lực rất lớn” từ Washington. Theo đó, chuyên gia Timothy Heath thuộc Viện Rand Corporation (Viện Nghiên cứu chính sách của chính phủ Mỹ) nhận định nhiều khả năng quyết định tham gia chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của HQ “đã bị ảnh hưởng một phần bởi áp lực của Nhà Trắng”.

“Với việc ông Trump đã cố giảm căng thẳng qua việc gặp ông Kim Jong-un, Washington có thể đã yêu cầu Seoul phải làm nhiều hơn để hỗ trợ các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy sự ổn định và cân bằng khu vực. Có lẽ Seoul cũng đã tính toán rằng Bắc Kinh đang ở thế yếu do ảnh hưởng của thương chiến, vì vậy khó có thể trả đũa Seoul” - ông Heath cho biết.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, quyết định tham gia của HQ vào chiến lược của Mỹ sẽ củng cố đáng kể vị thế của Washington và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là ở biển Đông. Trên bảng xếp hạng chỉ số hỏa lực toàn cầu năm 2019, HQ hiện là cường quốc quân sự mạnh thứ bảy thế giới sau Mỹ, Nga, TQ, Ấn Độ, Pháp và Nhật Bản. Hồi tháng 10-2018, Seoul đã công bố kế hoạch nâng cấp phạm vi tác chiến của lực lượng hải quân nước này ra toàn thế giới nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của HQ.

Bên cạnh đó, Bruce Bennett, một nhà nghiên cứu khác của Viện Rand Corporation, cũng lưu ý rằng một nguyên tắc quan trọng trong hiệp ước phòng thủ Mỹ-Hàn đó hai bên phải bảo vệ lẫn nhau, chứ không chỉ dừng lại ở việc Mỹ bảo vệ HQ.

Theo nhận định của chuyên gia Zhao Tong thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua, HQ hiện tại đang ngày càng bị cuốn vào cuộc tranh giành quyền lực giữa Washington và Bắc Kinh. Ông cho rằng quyết định gia nhập chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ chứng tỏ HQ muốn trông cậy vào khả năng đảm bảo an ninh của Washington trong tương lai gần.

“Đồng thời, HQ không có đủ khả năng để công khai đối đầu với TQ vì tầm ảnh hưởng quá lớn của quốc gia này. Cho đến giờ HQ đã thận trọng, không chủ đích khiêu khích TQ ở biển Đông và họ có thể sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai” - chuyên gia Zhao Tong chia sẻ. Do vậy, nhiều chuyên gia đánh giá sự hiện diện của HQ ở biển Đông trong thời gian tới chủ yếu chỉ mang tính biểu trưng và chính trị nhằm mang lại cho Mỹ chiến thắng về ngoại giao.

“TQ có thể lên tiếng phản đối (hiện diện của HQ ở biển Đông) nhưng nước này sẽ có nhiều lý do hơn để đối xử nhẹ nhàng với các tàu hải quân HQ” - chuyên gia Timothy Heath đánh giá. Ông viện dẫn một trong những lý do quan trọng mà Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc khi đối mặt với lực lượng của Seoul ở biển Đông là khả năng đẩy HQ nhích lại gần Nhật Bản hơn nếu đi sai chỉ một nước cờ. Một liên minh chiến lược Mỹ - Nhật - Hàn sẽ là thứ mà TQ không bao giờ mong muốn.

HQ tăng hiện diện quân sự sát biên giới trên biển với Triều Tiên

Bộ Quốc phòng HQ ngày 7-7 thông báo kế hoạch sẽ bao gồm việc điều động các “tàu chiến cỡ lớn và trung”, một vài trực thăng tuần tra hàng hải gần tới các khu vực quanh Đường giới hạn phía bắc (NLL), biên giới trên biển với Triều Tiên ở Hoàng Hải. Động thái này diễn ra sau vụ một thuyền cá Triều Tiên đi vào vùng biển của HQ trong 57 giờ mà không bị phát hiện hồi tháng 6-2019. Các thiết bị bay không người lái như Camcopter S-100, Songolmae… cũng sẽ được triển khai nhằm cải thiện năng lực trinh sát và tình báo. 

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.