Nhận diện chính sách “Hai không” của Trung Quốc
Saturday, August 18, 2012 4:39 AM GMT+7
Trong thời gian vừa qua, cùng với những hành động đơn phương có tính chất liên tục leo thang làm cho tình hình Biển Đông ngày thêm căng thẳng thì có một vấn đề mà Trung Quốc rất "nhất quán” là chính sách "hai không” trong giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông: "không đàm phán đa phương, không quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Dư luận đã và đang đặt ra câu hỏi, vậy thì đằng sau cái gọi là "hai không” kia là gì? Tại sao Trung Quốc chỉ muốn và kiên quyết giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở đàm phán song phương?
Trước hết cần khẳng định, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là những vấn đề khách quan do lịch sử để lại. Với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc giải quyết những tranh chấp đó có ý nghĩa quan trọng trong duy trì môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển đối với khu vực Biển Đông nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong khi các nước có liên quan tích cực theo đuổi chủ trương đàm phán hòa bình, đa phương hóa trong giải quyết tranh chấp Biển Đông thì hình như phía Trung Quốc "dị ứng” với đàm phán đa phương. Đã không ít lần họ khẳng định quan điểm chỉ đàm phán song phương, giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông với từng nước có liên quan.

Điểm đầu tiên quy định chủ trương "hai không” của Trung Quốc chính là xuất phát từ sự thiếu cơ sở pháp lý trong những yêu cầu của họ ở Biển Đông. Trung Quốc có rất nhiều yêu sách ở Biển Đông trong số đó "Đường lưỡi bò” là yêu sách lớn nhất, quan trọng nhất song đồng thời đây cũng lại là đòi hỏi "vô lý” nhất của họ. Việc Trung Quốc khẳng định "chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (mà họ gọi là Tam Sa và Nam Sa) cũng hoàn toàn không có căn cứ.

Do đó, người ta hoàn toàn dễ hiểu khi Trung Quốc kiên quyết không đồng ý đàm phán đa phương, phản đối "quốc tế hoá” trong vấn đề Biển Đông. Đàm phán đa phương đồng nghĩa với việc những tranh chấp ở Biển Đông sẽ được xem xét, giải quyết một cách toàn diện, khách quan và khi đó những yêu sách vô lý của họ sẽ trở thành "ảo tưởng”. Đương nhiên, khi không đàm phán đa phương thì giải pháp duy nhất còn lại là giải quyết song phương, đàm phán song phương. Và đây chính là cái mà Trung Quốc đang cố gắng hướng tới.

Vì sao? Cần biết là tranh chấp Biển Đông chủ yếu diễn ra giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN như Việt Nam, Philippines … Tức là những nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc. Vì vậy, lựa chọn đàm phán song phương thì Trung Quốc - với tư cách là nước mạnh nhất trong các bên tranh chấp - sẽ hoàn toàn có điều kiện chiếm ưu thế trên bàn đàm phán, buộc bên còn lại chấp nhận phương thức giải quyết mà họ đưa ra. Phía sau quan điểm nêu trên của Trung Quốc chính là mưu đồ "chia để trị”, là âm mưu "bẻ gẫy từng chiếc đũa” trong "bó đũa” là những nước đang có tranh chấp với họ ở Biển Đông. Không phải nói thì dư luận đều biết, ra sức chống lại việc "quốc tế hoá” vấn đề Biển Đông, quyết tâm giải quyết song phương là cơ hội mà Trung Quốc đang cố gắng tạo ra nhằm áp đặt sức mạnh của họ, buộc các nước có liên quan phải thuận theo "luật chơi” mà họ đã chuẩn bị từ trước.

Và với việc lựa chọn giải pháp đàm phán song phương, giải quyết tranh chấp với từng nước có thể thấy rằng người Trung Quốc đã vận dụng rất tài tình "Binh pháp Tôn Tử” vào giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Bởi bằng việc đàm phán song phương, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra những bước chuyển cả về thế và lực xung quanh những tranh chấp của họ ở Biển Đông. Như đã nói ở trên, đàm phán song phương, đặc biệt là đàm phán với các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines … thì Trung Quốc có điều kiện rất thuận lợi để chuyển từ "nguy thành an”, chuyển từ "yếu thành mạnh” xét về góc độ pháp lý. Vì hơn ai hết, bản thân họ hiểu rõ thế và lực của Trung Quốc khi đặt cạnh bất kỳ nước nào đang có tranh chấp ở Biển Đông. Nếu như phương án đàm phán song phương được chấp thuận thì chưa ai biết Trung Quốc sẽ nói gì trên bàn đàm phán, sẽ đưa ra những vấn đề gì song với sự thông minh và đặc biệt khả năng "ứng biến” tài giỏi thì có một điều gần như chắc chắn. Đó là nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không bao giờ và không thể nào đánh rơi ưu thế của nước lớn trên bàn đàm phán. Hay nói cách khác, Trung Quốc sẽ tận dụng tối đa sức mạnh toàn diện, sẽ phát huy hết vị thế của một "người khổng lồ” xét về cả nghĩa đen và nghĩa bóng để từ đó tạo ra áp lực trên bàn đàm phán, buộc các nước khác phải từng bước thuận theo những vấn đề mà Trung Quốc đưa ra và lẽ dĩ nhiên khi đó cán cân lợi ích sẽ chỉ có thể nghiêng về phía Trung Quốc.

Từ những sự phân tích ở trên có thể thấy, việc Trung Quốc kiên quyết từ chối đàm phán đa phương xuất phát từ chính sự "đuối lý” của nước này xung quanh những vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Nhận diện rõ hơn về cái gọi là "hai không” của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước có những vấn đề tồn tại trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông. Nghiên cứu, làm rõ căn nguyên của "hai không” mà Trung Quốc theo đuổi chính là cơ sở để chúng ta từng bước đưa ra những sách lược đúng đắn trong cuộc đấu tranh giải quyết những vấn đề ở Biển Đông với mục tiêu cao nhất là bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

N.L (theo Tạ Quang Đạo - daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.