Vị trí tập trận Nga - Trung ở Biển Đông nói lên điều gì
Wednesday, September 14, 2016 6:36 AM GMT+7
Việc cuộc tập trận của hải quân Nga và Trung Quốc không diễn ra ở khu vực có tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông thể hiện sự dè dặt của Moscow.
Nga được cho là không muốn thể hiện cuộc tập trận quá khiêu khích. Ảnh: 81.cn
Nga được cho là không muốn thể hiện cuộc tập trận quá khiêu khích. Ảnh: 81.cn

"Cuộc tập trận diễn ra ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Điều đó cho thấy cả Nga và Trung Quốc đều không muốn thể hiện là nó quá khiêu khích", bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, trao đổi với VnExpress sáng nay.

Trung Quốc và Nga hôm qua điều tàu ngầm cùng nhiều phương tiện quân sự cho cuộc tập trận tại Biển Đông kéo dài đến ngày 19/9. Địa điểm diễn ra cuộc tập trận ở ngoài khơi thành phố cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.

Sau khi Toà trọng tài phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông hồi giữa tháng 7, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết nhưng Bắc Kinh từ chối và cho rằng Washington có ý đồ gây bất ổn khu vực. Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Theo bà Glaser, chuyên gia lâu năm theo dõi diễn biến ở Biển Đông, cuộc tập trận này diễn ra ở Biển Đông có thể là đề xuất của Bắc Kinh nhằm để Moscow thể hiện bằng hành động cho thấy ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong tranh chấp.

"Nga có thể muốn thể hiện sự đoàn kết với Trung Quốc" trước Mỹ bằng cuộc tập trận này, bà Glaser nhận định. Hai nước đều phản đối sự can thiệp của Mỹ vào khu vực, kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Washington và Seoul tuyên bố sẽ triển khai.

Glaser lưu ý Nga và Trung Quốc trước đây từng tập trận chung ở Địa Trung Hải và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. South China Morning Post cho biết đây là lần tập trận hải quân chung thứ 5 giữa Bắc Kinh và Moscow từ năm 2012, một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự, an ninh.

"Moscow chọn việc ủng hộ các lợi ích của Bắc Kinh để có thể trông cậy Trung Quốc có hành động tương tự với Nga trong tương lai", bà Glaser nói. 


VnExpress

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.