Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
11 Tháng Hai 2014 1:46 CH GMT+7
Gần đây, dư luận ASEAN lại lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông. Trước thời sự này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo hai cuốn sách tư liệu do Ủy ban Biên giới quốc Gia - Bộ Ngoại Giao phối hợp với NXB Tri Thức ấn hành vào cuối năm 2013: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông.
Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông

Cuốn thứ nhất in song ngữ Việt - Anh, gồm 3 chương: Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời Pháp thuộc; Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong phần Phụ lục, sách giới thiệu tóm tắt việc khẳng định chủ quyền này tại 3 hội nghị quốc tế trong lịch sử: Hội nghị Posdam (26/07/1945), Hội nghị San Francisco (từ 4 đến 08/09/1951) và Tuyên bố Cairo (27/11/1973).

Sách còn in kèm nhiều tư liệu lịch sử quý khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, như: Bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nhà thế kỷ XVI; Toàn tập Thiên Nam Tứ Chi Lộ Đồ Thư (vẽ vào thế kỷ XVII); Giáp Ngọ Bình Nam Đồ (1774); An Nam Đại Quốc Họa Đồ; Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1838)… Sách còn trích Đại Nam Nhất Thống Chí của triều Nguyễn in năm 1882, có miêu tả: Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông cù lao Ré huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến hơn một trăm ba mươi đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích… Hóa vật của các tàu thuyền bị nạn bão trôi dạt ở đấy.

Ở phần Kết luận, sách khẳng định: Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuốn sách thứ nhì, in kèm nhiều bản đồ, sơ đồ, hình vẽ… như một cẩm nang phân tích rạch ròi những vấn đề có tính lịch sử và pháp lý liên quan đến chủ quyền biển, đảo của nước ta trên biển Đông.

Sách gồm 5 phần: Khái quát về biển Đông; Một số văn bản pháp lý về biển của quốc tế và khu vực; Các văn bản pháp lý cơ bản về biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tình hình biển Đông trong thời gian gần đây; Chủ trương của Việt Nam trong vấn đề biển Đông.

Như ở trang 41, trong mục Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, sách viết: “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử; được vẽ ra một cách tùy tiện, mơ hồ, không có tọa độ và luôn thay đổi (lúc đầu là 11 đoạn, sau chỉ còn 9 đoạn, đến nay lại là 10 đoạn). Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý chiếm 80% diện tích biển Đông, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của 5 nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia va Brunei; trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.

Hai tập sách như nhắc người đọc luôn nhớ rằng, Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài 3.260 km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - từ hàng nghìn năm nay, biển và đảo đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; vì thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam.

Huỳnh Kim

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.