40 năm Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Đổ bộ đảo Quang Hòa
05 Tháng Giêng 2014 1:19 CH GMT+7
Nửa tiếng trước khi phát công điện thượng khẩn gửi các hạm trưởng, vào lúc 11g tối 18/01, đại tá Hà Văn Ngạc nhận được “lệnh hành quân mã hóa số 50.356” từ Bộ Tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải (Việt Nam cộng hòa) với tiêu đề “Lệnh hành quân Hoàng Sa 1”.

Chạm trán quyết liệt

Ngay sau khi nhận lệnh, đại tá Ngạc chia hải đoàn thành hai phân đoàn đặc nhiệm. Phân đoàn 1 gồm HQ-4 và HQ-5 do hạm trưởng HQ-4 chỉ huy, có nhiệm vụ đổ bộ nhóm biệt hải và hải kích. Phân đoàn 2 gồm HQ-16 và HQ-10 do hạm trưởng HQ-16 chỉ huy.

Nhiệm vụ phân đoàn 2 là yểm trợ hải pháo và ngăn chặn tàu địch... Phân đoàn 1 khởi hành lúc 12g đêm đi bọc về phía tây rồi xuống phía nam có mặt tại đảo Quang Hòa lúc 6g sáng 19/01 để đổ bộ các biệt đội.

Đến khoảng 6g ngày 19/01/1974, HQ-4 và HQ-5 áp sát phía nam đảo Quang Hòa, còn HQ-10 và HQ-16 cũng dàn đội hình ở phía tây tây bắc đảo.

Trước diễn biến đó, tàu chiến Trung Quốc cũng chia thành hai phân đội với hai chiếc Kronstadt 271 và 274 đối đầu với phân đoàn 1 Việt Nam. Hai chiến hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 mới tới thì chặn phía tây bắc.

Vừa áp sát đảo Quang Hòa, các chiến hạm Việt Nam cộng hòa lập tức tung quân đổ bộ. 6g48 sáng 19/01, nhóm biệt hải tàu HQ-4 đổ bộ lên phía nam đảo, nhóm hải kích tàu HQ-5 lên phía tây tây nam.

Tuy nhiên, sóng gió ngược đã làm bè cao su nhóm hải kích bị đẩy ra ngoài. Tàu HQ-5 phải cho xuồng cứu hộ xuống trợ kéo bè vào đảo. Trong lúc ấy, ở phía bắc đảo Quang Hòa, hai tàu chiến Trung Quốc cũng đang hối hả đổ bộ với số quân đông áp đảo.

Quan sát từ đài chỉ huy, trung úy hải hành Phạm Ngọc Roa tường thuật: “Đội biệt hải HQ-4 lên được đảo Quang Hòa trước, tranh thủ tiến nhanh vào sâu trong đảo. Và rồi chạm trán với hàng trăm lính đổ bộ của Trung Quốc. Chúng lợi dụng phòng thủ sau bãi đá, chĩa súng hăm he bắn vào nhóm biệt hải. Hai bên dùng tay ra dấu chủ quyền quốc gia mình và xua đuổi nhau, nhưng chưa bên nào chịu rời đi”.

Trong lúc đó, nhóm người nhái của đội hải kích tàu HQ-5 cũng bắt đầu tiến vào đảo. Họ phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng mà phía trước lại đầy mũi súng quân xâm lược...

 

Tình hình ngày càng căng thẳng

Ở phía tây tây nam đảo Quang Hòa, biệt đội hải kích do trung úy Lê Văn Đơn chỉ huy được đổ bộ từ chiến hạm HQ-5. Nhóm hải kích người nhái này tiến vào đảo bằng hai xuồng cao su với một số loại súng và dao găm. Hạ sĩ Đỗ Văn Long là người đầu tiên lao lên đảo.

Thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy kể lại: “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8g30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích VN. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai binh sĩ Việt Nam cộng hòa tử thương và hai bị thương”.

Đứng trên đài chỉ huy tàu HQ-4, trung tá Vũ Hữu San và thượng sĩ giám lộ Lữ Công Bảy, trung úy Phạm Ngọc Roa thấy đồng đội mình đang ở thế cực kỳ nguy hiểm.

Địa thế trống trải, họ không có vật cản gì để phòng thủ, trong khi phía Trung Quốc từ chỗ ẩn nấp cứ vãi đạn như mưa. 40 năm sau, hồi tưởng khoảnh khắc vệ quốc này, ông Roa vẫn cảm giác tim mình nhói lên khi nhìn thấy đồng đội ngã xuống. Tuy nhiên, nhóm hải kích vẫn không lùi một bước, đến khi được lệnh tạm rút, họ mới chịu lùi về tàu.

Lúc đó tình hình ngoài biển cũng hết sức căng thẳng. Tất cả chiến hạm Trung Quốc và Việt Nam đều trong tình trạng nhiệm sở chiến đấu 100%.

Cựu thượng sĩ Trần Dục, quản trưởng tàu HQ-4, kể ông đã thay mặt hạm trưởng yêu cầu tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

Từ soái hạm HQ-5 Trần Bình Trọng, đại tá Hà Văn Ngạc lệnh cho bốn chiến hạm di chuyển theo chiến thuật mới. Tàu HQ-4 và HQ-5 tiến từ phía tây nam tới tây đảo Quang Hòa.

Tàu HQ-16 và HQ-10 đến phía tây tây bắc. Đường tiến hai phân đội tạo thành vòng cung bao quanh Quang Hòa trong tình hình quân Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ đảo. Dưới biển, tàu Trung Quốc lập tức di chuyển đội hình bám chặt bốn chiến hạm Việt Nam...

... Lúc đó, chuyện gì xảy ra tại Đà Nẵng, nơi đặt Trung tâm hành quân Vùng 1 duyên hải?

Rất căng thẳng. Và sau một cú điện thoại, tư lệnh Vùng 1 duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại đã đi đến một quyết định...

QUỐC VIỆT - TRẦN NHẬT VY

 

Sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn và xâm chiến Hoàng Sa, tháng 01/1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

Ngày 09/09/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp tục đăng ký Đài khí tượng Việt Nam tại Hoàng Sa và khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này.

Ngày 05/06/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có quyền bảo vệ chủ quyền đó.

Theo TT

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.