Những vấn đề cần suy ngẫm sau sự kiện Hoàng Sa 1974 (Kỳ 4)
12 Tháng Giêng 2014 7:34 CH GMT+7
Trong loạt bài này, nguồn tư liệu là báo chí đương thời, mặc dù báo chí chịu tác động bởi tác nhân chính trị, mang tính chất tuyên truyền. Tuy nhiên, trong bài viết này, yếu tố tuyên truyền chính trị đóng vai trò thứ yếu vì tư liệu báo chí được chọn lọc theo uy tín và sự độc lập tương đối của các cơ quan báo chí quốc tế; đối với báo chí VNCH thì dù có chịu ảnh hướng bởi yếu tố tuyên truyền như thế nào đi nữa thì vẫn có giá trị tư liệu cao vì đó là quan điểm chính thống của chính quyền và nhân dân VNCH về việc phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của mình.

Lễ tưởng niệm những người lính VNCH đã ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa.

 

Quá trình Trung Cộng từ việc có những hành động xâm phạm chủ quyền của VNCH tại một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa trong thời kỳ Ngô Đình Diệm (1956) đến khi chiếm toàn bộ, trên thực tế báo chí VNCH và quốc tế đương thời đã phân tích là nằm trong chiến lược bành trướng của Trung Cộng, tùy theo tình hình từng thời kỳ mà họ có những hành động xâm chiếm khác nhau.

Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, theo các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/07/1954 đã để lại một khoảng trống trong việc bố phòng ở biển Đông, tạo cơ sở cho một số nước chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa. Về vấn đề Hoàng Sa, báo chí lúc bấy giờ luôn có những bài khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này, nhất là nhấn mạnh đến sự kiện ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam của chính quyền Bảo Đại tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa tại Hội nghị San Francisco ngày 07/09/1951.

Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến Hoàng Sa như cho khai thác phân chim, thành lập công ty khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa tại Sài Gòn, xây dựng các cơ sở hạ tầng như: nhà ở, cầu cảng, phân xưởng, nhà thủy văn… đều được các báo đưa tin đầy đủ. Nhiều báo đã viết bài dài kỳ phân tích tầm chiến lược của Hoàng Sa, về kinh tế và chính trị, nhấn mạnh đến vai trò kinh tế biển của quần đảo này.

Và, như báo chí đã phân tích, chỉ có điều lạ là Trung Cộng đã dùng vũ lực để xâm chiếm Hoàng Sa, bởi họ sẽ nắm chắc phần thắng về mình vì phương tiện, vũ khí của Hải quân Trung Cộng hơn hẳn và trong bối cảnh Mỹ không có hành động “yểm trợ” cho lực lượng Hải quân VNCH. Các hãng thông tấn lớn, có uy tín trên thế giới đã ủng hộ lập trường của VNCH và lên án bất kỳ nước nào có ý định thôn tính hoặc dùng vũ lực để thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa, tạo ra một dư luận mạnh mẽ trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của VNCH trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Từ những thông tin báo chí phản ánh về sự kiện Hoàng Sa 1974, đã khẳng định, làm rõ và gợi mở ba vấn đề lớn, có thể tham khảo cho việc giải quyết mâu thuẫn hiện tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và biển Đông nói chung.

Thứ nhất, báo chí lúc bấy giờ đã nói lên việc chính quyền VNCH đã nỗ lực không ngừng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cả về biện pháp chính trị và vũ trang; tạo ra một sự đồng thuận cao nhất trong xã hội để lên án hành động xâm lược này cũng như đề cao những chiến sĩ Hải quân tham chiến tại Hoàng Sa một cách trọng thể. Bởi vậy, trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ hiện nay, yếu tố nội lực, tức sự đồng thuận giữa chính quyền và các tầng lớp nhân dân là cực kỳ quan trọng, nếu chính quyền và nhân dân chia làm hai “thái cực” thì việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sẽ là một thất bại hoàn toàn.

Thứ hai, trên cơ sở các bài báo đã dẫn trong bài này, cho thấy dường như Trung Cộng không có những phản ứng “mạnh mẽ” trước những thái độ phản đối xâm phạm chủ quyền của VNCH mà Trung Cộng chỉ dùng vũ lực bất chấp sự lên án của thế giới; đồng thời muốn mọi việc coi như việc đã rồi, “im chuyện” không cần nói đến, như việc Trung Cộng chỉ tuyên truyền đối với tù binh VNCH mà không dùng công cụ báo chí để công khai sự việc, chứng minh sự bành trướng, làm càn, lén lút, bất chính của Trung Cộng trong vụ Hoàng Sa.

Điều này đồng nghĩa với việc công tác tuyên truyền và công khai thông tin trong giải quyết tranh chấp là một việc “cần phải có” cho Việt Nam hiện nay, sự mù mịt thông tin sẽ không khai thác được cả hai yếu tố nội lực và ngoại lực để giải quyết tranh chấp; tránh rơi vào tình thế là “việc đã rồi”, không cần giải quyết nữa, phải đấu tranh liên tục và huy động cá nhân, tổ chức dưới sự chỉ đạo của chính quyền Trung ương chủ động tham gia việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, phân tích vụ hải chiến Hoàng Sa và thái độ của các nước liên quan cho thấy tính chất quốc tế của nó. Đó không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà phải được đặt trong mối quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp, đặc biệt là chiến lược của Mỹ và Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Yếu tố ý thức hệ sẽ trở thành vai trò thứ yếu trong quan hệ quốc tế ngày nay, quyền lợi của quốc gia là trên hết và trong vụ Hoàng Sa năm 1974 cũng đã chứng minh điều này.

Bởi vậy, muốn giải quyết tranh chấp thì phải xây dựng được thế độc lập của quốc gia trong giới lãnh đạo, đồng thời khai thác được mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, chủ động tham gia quá trình cân bằng thể chế, nhằm tận dụng sự ủng hộ của càng nhiều nước càng tốt và tối đa hóa những bất lợi.

 

Võ Hà (Tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.