Theo dấu bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 2: Hành trình trên nước Mỹ
16 Tháng Giêng 2014 11:43 SA GMT+7
Trước khi sang Mỹ, chúng tôi gửi email cho các học giả quan tâm đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để mời họ trả lời phỏng vấn, đồng thời hỏi thăm về những nơi cần đến để tìm tư liệu. Chúng tôi đã nhận được nhiều chỉ dẫn rất hữu ích, và địa chỉ đầu tiên được giới thiệu chính là Thư viện Viện Harvard - Yenching, thuộc Đại học Harvard.

 
TS Trần Đức Anh Sơn trao đổi với nhà nghiên cứu bản đồ cổ Harold E. Meinheit tại Thư viện Quốc hội Mỹ - Ảnh: P.X.N.

Gặp Trần Thắng ở West Harford để nhận thêm bản đồ

Thư viện Viện Harvard - Yenching là nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu về Trung Quốc và Việt Nam. Một học giả Việt kiều ở Hawaii (Mỹ), người đã từng tra cứu tư liệu trong thư viện này từ mười năm trước, đã cung cấp danh mục những tư liệu mà tôi quan tâm hiện đang lưu trữ nơi đây. Dựa vào danh mục này, chúng tôi liên lạc với cô Phan Thị Ngọc Chấn, người phụ trách thư mục Việt Nam trong thư viện này để, nhờ tìm giúp những tư liệu cần thiết. Khi đến nơi, cô Ngọc Chấn đã chuẩn bị sẵn những tư liệu quan trọng nhất.

Đó là bản gốc các hồ sơ liên quan đến lịch sử tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm: Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887; Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản do các nước đồng minh ký với Nhật Bản tại Hội nghị San Francisco năm 1951; tư liệu về vụ đắm tàu Bellona của Đức (năm 1895) và vụ đắm tàu Imeji Maru của Nhật Bản (năm 1896) ở gần quần đảo Hoàng Sa; tư liệu về thời kỳ người Nhật chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa trong Thế chiến 2... Nhờ sự giúp đỡ của cô Ngọc Chấn mà nhóm nghiên cứu đã có được những hồ sơ đầu tiên trong hành trình tìm kiếm tư liệu chủ quyền biển đảo Việt Nam trên nước Mỹ.

Rời Boston, địa chỉ tiếp theo là thành phố New Haven ở bang Connecticut, nơi tôi có cuộc thuyết trình về chủ đề “Ngoại giao Việt Nam dưới triều Nguyễn” cho nhóm học giả và nghiên cứu sinh ngành Việt Nam học tại khoa nhân học văn hóa thuộc Đại học Yale. Tiện thể, ghé qua nhà anh Trần Thắng để tiếp nhận những bản đồ mà anh mới sưu tầm được.

Nhà của Trần Thắng ở thành phố West Harford, cách Đại học Yale khoảng 40 phút xe hơi. Sang Mỹ định cư vào năm 1991, Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí ở Đại học Connecticut và được Công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney tuyển dụng làm việc từ năm 1999 đến nay. Tuy là dân kỹ thuật nhưng Trần Thắng rất mê sưu tầm cổ vật, đặc biệt gốm sứ Việt Nam. Nhờ vậy mà anh có cơ duyên tiếp cận các bản đồ cổ liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sưu tầm được bản đồ, Trần Thắng lại tiếp tục bỏ tiền mua bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều công sức để “sửa sang” những tờ bản đồ cũ kỹ thành những “sản phẩm” hoàn hảo để trưng bày, triển lãm. Anh phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự tay đóng gói, rồi tìm người tin cậy nhờ mang bản đồ về Việt Nam để tặng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng.

Sau khi gửi 150 bản đồ và ba atlas về nước vào cuối năm 2012, Trần Thắng tiếp tục sưu tầm thêm những bản đồ khác. Do vậy anh mời chúng tôi đến nhà riêng ở West Harford để thẩm định và bàn giao những bản đồ này. Đó là những bản đồ có niên đại từ năm 1618-1901, chủ yếu xuất bản ở châu Âu và Mỹ, trong đó có những bản đồ rất giá trị như: bản đồ Asia noviter delineata do Willem Blaeu vẽ, xuất bản tại Hà Lan năm 1618; bản đồ Indiæ Orientalis Nova Descriptio do Willem Jansson vẽ, xuất bản tại Hà Lan năm 1636... Đây là những bản đồ có cách chú dẫn thể hiện mối liên hệ về mặt địa lý giữa vùng đất Đàng Trong với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...

Sau khi thẩm định và chụp ảnh 35 bản đồ mới sưu tầm này, Trần Thắng lại “tân trang” các bản đồ, đóng gói để bàn giao cho chúng tôi mang về nước, góp thêm vào “kho bản đồ chủ quyền” của Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng.

Vào kho bản đồ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington

Tạm biệt Trần Thắng, nhóm nghiên cứu đi Philadelphia, New York và Washington D.C, gặp gỡ các chuyên gia về văn hóa biển Việt Nam, về hoạt động hải thương mại giữa Việt Nam với các nước trong các thế kỷ XVII - XVIII, về lịch sử tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông để trao đổi thông tin. Tuy nhiên, đích đến quan trọng nhất đối với chúng tôi trong hành trình này là kho bản đồ của Thư viện Quốc hội Mỹ ở Washington D.C.

Thư viện Quốc hội Mỹ phục vụ mọi độc giả trên thế giới, nhưng nếu không có sự tiến cử của những chuyên gia có uy tín thì rất khó tiếp cận các tư liệu quý. Thông qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu ở TP.HCM, chúng tôi làm quen với ông Harold E. Meinheit, cựu viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông cũng là nhà nghiên cứu bản đồ cổ và là người rất am tường kho bản đồ ở Thư viện Quốc hội Mỹ. Harold E. Meinheit là người đã phát hiện tấm bản đồ Việt Nam toàn tỉnh dư đồ do Tả thị lang bộ Lại Hoàng Hữu Xứng vẽ năm 1887 theo lệnh của vua Đồng Khánh (1885-1889) đang lưu trữ tại Thư viện Quốc hội Mỹ. Ông đã viết bài giới thiệu tấm bản đồ quý hiếm này trên tập san The Portolan do Hiệp hội Bản đồ Washington xuất bản năm 2009.

Harold E. Meinheit đón chúng tôi tại tiền sảnh thư viện, hướng dẫn làm thủ tục vào kho và tra cứu bản đồ trên hệ thống thư viện điện tử của Cục Bản đồ và địa lý. Chúng tôi thật sự choáng ngợp trước lượng bản đồ đồ sộ đang lưu trữ nơi đây, với hơn 170.000 bản đồ các loại, trong đó có khoảng 1.000 bản đồ liên quan đến Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nơi đây nhiều bản đồ quý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đáng chú ý là hai bản đồ The East part of India và The principal islands of the East India do Herman Moll vẽ, xuất bản tại London năm 1736; bản đồ Asiae Nova Delineatio Auctore do Nicolas Visscher vẽ, xuất bản tại Amsterdam năm 1681; bản đồ Hinterindien do Sir Francis Halminton vẽ, xuất bản tại London và Calcutta năm 1832... Những bản đồ này đều thể hiện quần đảo Paracel thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Do thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể lưu lại nơi đây trong một ngày, trong khi thẻ độc giả mà nhân viên Thư viện Quốc hội Mỹ vừa cấp cho tôi lại có giá trị đến tháng 04/2015. Vì thế, Harold E. Meinheit khuyên tôi nên tìm kiếm một học bổng từ Chính phủ Mỹ để trở lại đây nghiên cứu các bản đồ cổ này. “Anh cần ít nhất một năm mới có thể xem hết những tấm bản đồ liên quan đến Việt Nam, đến Paracel và Spratly đang lưu trữ nơi đây” - ông Meinheit bảo tôi.

Tôi hứa với ông Harold E. Meinheit là sẽ tìm cách trở lại nơi này sớm nhất có thể. Đó là dự định của tương lai và một hành trình dài đang mở ra phía trước.

TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN

______________

Sau nước Mỹ, chúng tôi lên đường sang Nhật, tiếp tục hành trình tìm kiếm những tư liệu về văn hóa biển đảo và quan hệ giao lưu giữa Việt Nam với Nhật Bản trong các bảo tàng ở Nagasaki, Fukuoka, trong các thư viện ở Tokyo, Nagoya, Shimane...

Theo TT

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.