Chuyến trở về từ cõi chết của 15 biệt hải Hoàng Sa (1974) (Kỳ 1)
17 Tháng Giêng 2014 7:18 SA GMT+7
LTS: Để phá hủy và gom góp các chứng cớ ngụy tạo, nhổ cờ Trung Quốc và dựng lại cờ xác nhận chủ quyền của Việt Nam, tổ chức phòng thủ trên một số đảo bị Trung Quốc chiếm, ngày 17/01/1974, Hải quân VNCH đã tung một nhóm biệt kích hải quân (biệt hải) đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc. Tuy nhiên, khi hải chiến diễn ra ác liệt, toán biệt hải này không được tàu chiến nào đón nên phải tự chèo xuồng về đất liền. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển tưởng chừng sắp chết, cuối cùng 15 biệt hải này đã được một tàu đánh cá cứu. PetroTimes xin trích thuật lại chuyến trở về từ cõi chết của những người lính bảo vệ Hoàng Sa này. Bài viết được khai thác từ những số báo trong tháng 1 và 02/1974 của tờ Trắng Đen phát hành tại Sài Gòn.

Không ảnh đảo Vĩnh Lạc, tên quốc tế là Money Island

Những chứng cứ ngụy tạo của Trung Quốc trên Hoàng Sa

12h30 ngày 30/01/1974, 15 biệt hải thuộc chiếm hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) của Hải quân VNCH được một ngư dân cứu vớt tại một eo biển ở Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao Xanh 45 km, thuộc hải phận quốc tế, đã về đến căn cứ Hải quân Quy Nhơn trong trạng thái kiệt sức. Một lính biệt hải đã chết vì đói và khát. Trong số 14 biệt hải còn lại, thì Trung úy hải quân Lâm Trí Liêm, trưởng toán biệt hải đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc, là tỉnh táo nhất khi được đưa vào bờ. Trung úy Liêm được đưa vào Quân Y viện Qui Nhơn và đã kể lại toàn bộ quá trình đổ bộ và rút lui của nhóm biệt hải do anh chỉ huy.

“Lúc 8h sáng ngày 17/01/1974 chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money) từ chiến hạm HQ-16. Đảo Vĩnh Lạc chỉ là đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, đảo có chiều dài khoảng 1km, chiều ngang 0,5km, trên đảo có rừng cây cao. Toán đổ bộ chúng tôi gồm 15 người, sự chọn lựa này có tính cách ngẫu nhiên.

Chúng tôi mang theo vũ khí, đạn dược, máy truyền tin, thực phẩm nước uống, chúng tôi dùng xuồng cao su để đổ bộ, đây là loại xuồng được chế tạo rất đặc biệt, vỏ rất dầy, được cấu trúc rất nhiều ngăn và có thể bơm không khí riêng rẽ vào các ngăn, dài khoảng 5m, ngang 2m, ở 2 đầu trước sau có trang bị sẵn các lỗ hổng bằng sắt để dùng gắn súng đại liên, phía trước mũi có đính sẵn một la bàn từ loại nhỏ, và 2 bên hông gắn những tay cầm để người sử dụng dễ dàng bám vào khi ở mực nước sâu, cũng như xách di chuyển trên cạn.

Chúng tôi đổ bộ lên đảo từ hướng Đông-Bắc, nơi đây trong vùng lòng chảo bờ biển sâu thuận tiện cho việc đổ bộ. Chúng tôi được chỉ thị nếu gặp địch quân hoặc ngư dân Trung Quốc, cố gắng hòa hoãn đến mức tối đa, chỉ nổ súng khi thật cần thiết để tự vệ, ngoài ra chúng tôi phải triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo nếu tìm thấy.

Sau khi đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc chúng tôi lập tức nhổ các lá cờ Trung Quốc rải rác khắp đảo và dựng lại cờ VNCH ngay tại vị trí các cờ Trung Quốc bị nhổ bỏ, sau đó toán đổ bộ chúng tôi thám sát toàn đảo, trên đảo không có người, giữa đảo trong rừng cây có một miếu thờ nhỏ rất xưa cũ có khắc chữ Việt tên họ cùng ngày tháng năm, tôi nghĩ là của các ngư phủ Việt Nam trước đây đã lên đảo lập miếu thờ. Về phía Nam đảo, chúng tôi phát hiện trong rừng cây 4 nấm mộ 2 có gắn bia đá, 2 bia gỗ, khắc chữ Tàu, tất cả trông có vẻ xưa cũ, nhưng vết tích thì mới, chúng tôi dùng xẻng đào các nấm mộ nhưng không tỉm thấy xương cốt gì cả.

Điều chúng tôi thắc mắc là tại sao lính Trung Quốc đã cố tình ngụy tạo các nấm mộ, bỏ công cắm nhiều cờ ở bãi biển, mà lại không phá hủy cái miếu nhỏ xưa cũ của Việt Nam ta, điều đó chứng tỏ là họ rất vội vã, vừa thực hiện xong lập tức đi ngay không có thì giờ thám sát đảo.

Tất cả sự việc này được báo cáo về chỉ huy chiến hạm HQ-16, sau đó chúng tôi được lệnh triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo, đem các tang vật này gồm 2 bia đá, 2 bia gỗ và các lá cờ Trung Quốc giao cho xuồng máy đem về để làm bằng chứng sau này. Tiếp theo chúng tôi nhận thêm lương thực và nước ngọt, đồng thời tổ chức phòng thủ trên đảo, đào các hố cá nhân trong rừng cây, gài lựu đạn ở các hốc đá và dùng rong biển đắp lên, đặt nhiều mìn định hướng Claymore và dùng cát phủ lên ở bãi biển mà chúng tôi nghĩ là địch quân sẽ đổ bộ, tất cả các vị trí này đều được chúng tôi đánh dấu cẩn thận trên hải đồ.

(Còn tiếp)

S.Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.