40 năm hải chiến Hoàng Sa: Nghe 'Thuật hoài' trước khi xung trận
17 Tháng Giêng 2014 11:46 SA GMT+7
Từ năm 1949, thay đổi chính trị của một số nước trong khu vực làm xuất hiện những thực thể nhà nước mới liên quan tới cuộc tranh chấp trên biển Đông. Ở đây, vấn đề quyền kế thừa có tầm quan trọng của nó.

40 năm hải chiến Hoàng Sa: Nghe Thuật hoài trước khi xung trận
Ông Ngô Thế Long trò chuyện với phóng viên Thanh Niên Online - Ảnh: Nguyễn Chung

Ông Long nhớ lại: “Tôi là sĩ quan nhân viên trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Đây được xem là chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ. HQ-4 có giàn ra đa không thám, hải thám, chuyên đi tuần dương khắp vùng lãnh hải từ vĩ tuyến 17 trở vào. Khoảng trung tuần tháng 01/1974, chúng tôi nhận lệnh đi tuần dương khu vực miền Trung chứ cũng không biết là sẽ tham gia bảo vệ Hoàng Sa và phải đương đầu với Hải quân Trung Quốc. Cho đến khi tàu chúng tôi tiếp cận khu vực Hoàng Sa cùng với tàu HQ-10, HQ-16, HQ-5 thì mới biết là sắp có chiến sự. Không khí bấy giờ khá nặng nề, bên nào đạn cũng lên nòng, chỉ chờ lệnh trên là khai hỏa”.

 

 
 

Ông Ngô Thế Long, 70 tuổi, sinh ra tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trong một gia đình viên chức nghèo. Cha ông là nhân viên hỏa xa từ thời Ngô Đình Diệm. Đang là sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn, Ngô Thế Long phải tạm gác bút để vào quân đội Việt Nam Cộng hòa sau đợt tổng động binh năm 1968. Ông Long hiện sinh sống tại thôn Trung Hiệp, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

 

Ông Long kể rằng, từ chiều 18/01/1974, trong “lòng chảo” của Hoàng Sa, tàu hải quân của Trung Quốc và tàu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã “so kè” nhau. Tàu Trung Quốc liên tục cản mũi tàu Việt Nam Cộng Hòa, còn tàu của Việt Nam Cộng Hòa thì cố tránh “va chạm” và chờ lệnh. Theo ông Long, các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa chủ trương “ôn hòa” trong khi tàu Trung Quốc thì luôn khiêu khích.

“Chúng tôi dùng loa, đèn tín hiệu, để gửi cho phía Trung Quốc thông điệp rằng đây là phần lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa. Thấy không có dấu hiệu gì để họ “lùi”, một số sĩ quan trên tàu chúng tôi, nhất là số anh em ở khu vực Chợ Lớn có biết tiếng Hoa đã dùng loa để nói với họ bằng tiếng Hoa rằng, các ông không được xâm phạm lãnh hải của chúng tôi, yêu cầu các ông rút khỏi khu vực này. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không những không “lùi” như yêu cầu của chúng tôi mà họ còn lấn tới. Một cuộc hải chiến không thể tránh khỏi sắp xảy ra và chúng tôi đã chấp nhận nó như mọi người đã biết”, ông Long nhớ lại.

Ông Long kể: Đêm đó, trung tá Vũ Hữu San, sau bữa cơm chiều vội vàng, ông tập họp tất cả anh em binh sĩ trên tàu lại và nói rằng, đây là trận hải chiến mà chúng ta không chờ đợi nhưng buộc phải cầm súng để bảo vệ lãnh hải quốc gia. Ông San nói: “Như các bạn đã biết, ông cha ta từ bao đời nay bị giặc phương Bắc ức hiếp nhưng luôn luôn biết cách đứng lên để bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của mình. Sau trận thủy chiến của quân và dân nhà Trần thế kỷ 13 thì đây là lần đầu tiên người Việt Nam chúng ta đánh giặc phương Bắc bằng thủy quân nhưng bằng tàu sắt. Trận chiến này, các bạn, kể cả tôi có thể ngã xuống nhưng chúng ta không được lùi bước, như cha ông ta đã từng đánh giặc để bảo vệ bờ cõi”. Như để khích lệ tinh thần quân sĩ một lần nữa, trung tá Vũ Hữu San đã đọc bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, một danh tướng nhà Trần, triều đại đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông:

“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

“Tất cả anh em sĩ quan và binh lính trên tàu, sau khi được “lên dây cót” như thế, ai cũng hồi hộp chờ khai hỏa. Chúng tôi, kẻ mặc áo lính 10 năm, người mới nhập ngũ, từng kinh qua trận mạc nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, trận đánh này mang một ý nghĩa hoàn toàn khác: chống kẻ thù ngoại bang đang xâm lăng bờ cõi nước ta, nó hoàn toàn khác với những lần nổ súng trước đó. Đấy thật sự là một cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đúng nghĩa nhất của từ này. Và trận hải chiến không mong đợi ấy đã mang lại cho chúng tôi một kết cục buồn; 74 đồng đội chúng tôi đã ngã xuống nhưng đã không bảo vệ được phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Long ngậm ngùi.

“Nhưng điều tôi muốn nói là, dù chúng tôi đã thất bại, dù danh xưng trong trận hải chiến ấy chưa được lịch sử hôm nay công nhận chính danh, nhưng máu đã đổ xuống Hoàng Sa ngày ấy là máu của người Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược như ông cha ta đã từng đổ xuống từ hàng ngàn năm qua để bảo vệ bờ cõi”, ông Long nói.

Trần Đăng

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.