Hiên ngang nơi đầu sóng, ngọn gió (Bài 1): Kiên cường đấu tranh
20 Tháng Năm 2014 6:54 SA GMT+7
Hoàng Sa! Hai tiếng thiêng liêng, máu thịt! Hình ảnh cán bộ, thuyền viên Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió để đấu tranh với hành động của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam làm lay động hàng triệu con tim yêu nước Việt Nam. Chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để ghi lại những chiến công của các lực lượng đang ngày đêm đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Những ngày cùng các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam bám trụ trên vùng đặc quyền kinh tế của ta, qua lời kể và những dòng nhật ký của cán bộ, thuyền viên, có thể thấy rõ tinh thần bất chấp gian khổ, hi sinh để thực thi nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó. Chúng tôi xin lược ghi để bạn đọc thấy rõ tính chất phức tạp, nguy hiểm và tinh thần đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam…

Là một trong những người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư ngay từ những ngày đầu Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, ông Phan Đình Cát – Phụ trách lực lượng Kiểm ngư 4 đã ghi lại trong cuốn nhật ký của mình khá chi tiết, cụ thể về âm mưu, thủ đoạn và tinh thần đấu tranh kiên cường của các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam…

Tàu Hải cảnh 4610 nước ngoài đuổi theo tàu KN-767 ta để gây hấn

Ngày 03/05, các tàu ta ra đến khu vực, nhanh chóng tổ chức lực lượng thành 5 tốp trên các hướng mặt quạt để dễ cơ động tiếp cận giàn khoan Trung Quốc tại vĩ tuyến 15o 29’ 18’’N; kinh tuyến 111o 2’6”E. Thời điểm này, lực lượng bảo vệ giàn khoan Trung Quốc gồm 44 chiếc. Đáng chú ý, lực lượng tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu Dịch vụ trọng tải trên 1.000 tấn trang bị súng phun nước công suất lớn được tổ chức chặt chẽ bảo vệ nhiều vòng với hoạt động rất quyết liệt, kiên quết bảo vệ giàn khoan. Họ chủ động dùng 3 tàu Hải cảnh vây ép, đâm va, phun vòi rồng một tàu ta hòng làm vỡ kính, gây chập cháy, hỏng hóc trang bị, đẩy tàu ta lùi ra xa khu vực giàn khoan.

Mới sáng sớm, mặt biển đã cuộn sóng. Tiếng máy tàu gầm rú. Tiếng loa tuyên truyền vang xa. Tiếng khẩu lệnh đanh thép. Các lực lượng tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển của ta cứ tiến. Còn các tàu Hải cảnh, tàu đầu kéo, tàu Dịch vụ Trung Quốc hung hãn cản phá, vây ép, tấn công tàu ta. …

Tuy lực lượng tàu Trung Quốc đông áp đảo, công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, song các tàu ta vẫn không chùn bước tiến. Sau hai giờ đấu tranh quyết liệt với các tàu Trung Quốc, tàu KN-628 bị tàu Hải cảnh 3710 và 45101 Trung Quốc phun vòi rồng làm vỡ một số cửa kính phòng Vinasat. Toàn bộ trang bị boong thượng bị hư hỏng (ăng ten Vinasat; Bộ TTĐB; kính Ji Ka (ống nhòm)…bị gãy nát không thể hoạt động được. Hai tủ đá bảo quản thực phẩm bị bay lốc, máy lọc nước bị lật tung. Thuyền viên Văn Kiên (nhân viên báo vụ tàu KN-628) trong khi tác nghiệp bị kính cửa vỡ cứa rách tay. Tuy bị thương, mất máu nhiều, nhưng anh vẫn không rời vị trí. Trên tàu KN-703, có 2 thuyền viên cũng bị vòi rồng tàu Trung Quốc gây vỡ kính bị thương ở chân, lưng và đầu phải khâu và sơ cứu. Tàu KN-764 có một thyền viên bị thương nhẹ. Tàu KN-635 bị hỏng máy lái. Tàu KN-764 bị tàu Hải cảnh Trung Quốc húc móp mũi tàu…Có thể nói, cho dù Trung Quốc với nhiều thủ đoạn dã man, liều lĩnh gây thiệt hại cả về người và trang bị, song tinh thần và ý chí quyết tâm của cán bộ, nhân viên trên các tàu Kiểm ngư Việt Nam đều mưu trí, sáng tạo, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc…

Tàu Hải cảnh 4610 hung hãn đâm vào mạn tàu KN-767

Ngày 04/05, sau khi rút kinh nghiệm, củng cố lực lượng, các tốp tàu ta nhận lệnh tiếp tục tổ chức đấu tranh tuyên truyền phản đối, ngăn cản quyết không để Trung Quốc hạ đặt giàn khoan theo ý định. Biết trước ý đồ tổ chức của ta, Trung Quốc tăng cường lực lượng các hướng chủ yếu Nam, Đông Nam, bổ trợ thêm tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu Dịch vụ vây ép với hành động ngang ngược, sẵn sàng đâm va hủy diệt tàu ta ở cự li cách giàn khoan khoảng 5. Không nản chí, các tàu, các tốp của ta vẫn ngoan cường luồn lách, vừa vòng tránh, vừa tìm cách tiếp cận giàn khoan. Tiếp đó, Trung Quốc đã huy động một máy bay quân sự ra khu vực, bay qua đội hình các tốp tàu ta với mục đích cảnh báo, răn đe. Cùng lúc, ta phát hiện một tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc có mặt tại phía Đông Nam, khu vực giàn khoan.

Tình hình trên khu vực biển Hoàng Sa càng “nóng” hơn khi vào khoảng 15 giờ chiều, lực lượng Kiểm ngư của ta gồm các tàu KN-766, KN-767, KN-768, KN-769 và KN-770 do đồng chí Vũ Văn Tạo phụ trách cơ động ra vị trí. Phát hiện lực lượng tàu ta được tăng cường, tàu Trung Quốc càng hung hăng, quyết liệt hơn, điều đó được thể hiện bằng việc họ huy động tất cả các tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu Dịch vụ dày đặc ra vây ép tàu ta. Cuộc đối đầu quyết liệt kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Các tàu Trung Quốc buộc phải lùi ra xa. Các tàu ta nhanh chóng ổn định củng cố lực lượng, khắc phục hỏng hóc, sẵn sàng cho cuộc đấu tranh tiếp theo…

Tàu Hải cảnh phun vòi rồng tấn công tàu ta

Ông Vũ Văn Tạo – người trực tiếp điều hành lực lượng 5 tàu Kiểm ngư trên hướng 4 kể lại, diễn biến tình hình từ ngày 5 đến ngày 10/05 cũng khá căng thẳng. Trung Quốc phán đoán ta tăng cường lực lượng tàu Kiểm ngư có vận tốc cao, có thể đây là lực lượng cảm tử quân phá hủy giàn khoan nên đã tập trung lực lượng tàu Hải cảnh vây ép, phun nước, ủi đẩy, đâm va. Sau khi đâm hỏng tàu KN-770 của Kiểm ngư, các tàu Hải cảnh Trung Quốc chuyển sang vây ép các tàu còn lại của ta ở hướng Nam, Tây Nam, Tây Bắc giàn khoan. Các tàu ta đã khôn khéo, dũng cảm luồn lách, vòng tránh, không để cho tàu Trung Quốc lộng hành như trước.

Đáng chú ý, trong ngày 07/05 khi lực lượng tàu bảo vệ Trung Quốc có hành động quyết liệt, táo bạo và trắng trợn hơn đối với lực lượng tàu ta. Họ dùng các tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu Dịch vụ có trọng tải, vận tốc lớn tập trung đẩy lực lượng tàu ta ra xa. Trong khoảng từ 14 – 17 giờ, tàu Hải cảnh 4501 hung hãn tấn công KN-22 của ta. Hành động của họ là dùng vòi rồng phun nước xối xả vào hệ thống thông tin liên lạc, ống khói, cửa kính tàu ta. Hai tàu Hải cảnh khác của Trung Quốc sẵn sàng chặn đầu và tấn công ta từ phía sau. Trước tình hình như vậy, tàu KN-951 được lệnh nhanh chóng cơ động hỗ trợ tàu KN-22. Khi thấy tàu KN-951 của ta mở hết công suất lao tới, tàu Hải cảnh 4501 vội vàng bẻ lái bỏ chạy ra xa. Tuy nhiên, ngay sau đó, Trung Quốc kêu gọi lực lượng chi viện gồm 3 tàu hải cảnh, 1 tàu kéo, 1 tàu dịch vụ, trong đó tàu kéo tăng hết công suất từ hướng Tây Bắc giàn khoan tiến đến tàu KN-951. Biết được ý đồ của tàu Trung Quốc, các tàu Kiểm ngư trong tốp 5 sẵn sàng máy chính cơ động hỗ trợ lẫn nhau kiên quyết không để tàu Trung Quốc thực hiện được ý đồ áp đảo uy hiếp tàu ta. Sau gần nửa ngày đấu tranh quyết liệt, tàu Trung Quốc buộc phải rời bỏ vị trí quay lại giàn khoan…

Tàu Hải cảnh 2410 lao thẳng vào tàu KN-770

Ngày 08/05, Trung Quốc đã huy động lực lượng rất mạnh để vây ép, phủ đầu tàu KN-951 và các tàu trong tốp 3 án ngữ ở hướng Nam giàn khoan. Đúng 9 giờ 5 phút, ta phát hiện nhóm 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc và hai chiếc tàu đầu kéo lần lượt cơ động về hướng tàu KN-951 và các tàu trong tốp của ta. Cùng lúc 2 tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu: 45101 và 46102 hùng hổ tăng hết tốc độ lao về tàu KN-951. Các thuyền viên trên tàu KN-951 cho khởi động máy chính chờ đợi tàu Trung Quốc tới, kiên quyết không lùi. Trước tinh thần kiên cường của lực lượng nhân viên trên tàu KN-951, buộc tàu Hải cảnh 46012 phải giảm tốc độ và chuyển hướng về tàu KN-22 của ta cách đấy không xa. Còn tàu Hải cảnh 45101 vẫn bám đuổi sau tàu KN-951. Lúc này tàu KN-951 của ta được lệnh tiến thẳng về hướng tàu KN-22 để hỗ trợ không cho tàu Trung Quốc vây ép, nên tàu Hải cảnh 46102 phải né tránh và lùi lại. Tiếp đó tàu Hải cảnh 45101 đang trên đường cơ động đến cũng phải quay mũi tàu bỏ chạy. Các tàu kéo, tàu dịch vụ Trung Quốc thấy 2 tàu Hải cảnh quay lại nên cũng dừng máy không dám cơ động tiếp về các tàu của lực lượng Kiểm ngư ta…

(Còn tiếp)

Bài và ảnh: Vĩnh Lộc

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.