Gác khó khăn, kiên cường bám biển
31 Tháng Năm 2014 5:52 SA GMT+7
Sáng 30/05, phóng viên Tuổi Trẻ đã cùng Chi đội kiểm ngư số 3 đóng tại Đà Nẵng đến thăm ba gia đình kiểm ngư viên khó khăn nhất trong lực lượng kiểm ngư.

 Phút sum vầy hiếm hoi của gia đình kiểm ngư viên Mai Văn Diệp - Ảnh: Đ.Cường

Họ là những người làm nhiệm vụ ngăn chặn giàn khoan trái phép của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Nằm trên một con hẻm nhỏ đường Yết Kiêu (Sơn Trà, Đà Nẵng), căn phòng tập thể lụp xụp chỉ hơn 20m2 là nơi cư trú của gia đình kiểm ngư viên Mai Văn Diệp cùng vợ là chị Đặng Thị Phúc Thùy và con trai hơn 4 tuổi.

Anh cứ đi làm nhiệm vụ

Mới sáng sớm nhưng căn phòng đã nóng hầm hập, những mảng laphông rách bươm không ngăn nổi cái nắng gắt mùa hè. Lâu lắm rồi anh Diệp mới có mặt sum vầy với gia đình nhỏ. Anh cho biết tàu KN629 mới từ Hoàng Sa về cảng đêm hôm trước, sau khi tàu sửa chữa xong sẽ đi ngay. Dù cảng nơi tàu neo đậu cách nhà chỉ gần 1km, nhưng anh Diệp cũng chỉ ngồi chơi với vợ con được ít phút, vội vã quay lại tàu trực cùng các anh em.

Nhìn người vợ gầy gò, da xanh xao, lòng anh Diệp như thắt lại. “Thùy bị ung thư tuyến giáp mấy năm nay nên ở nhà, chưa xin được việc gì làm. Vài tháng lại phải ra Bệnh viện 108 (Hà Nội) điều trị một lần 10 ngày. Những lần như vậy, tôi thì đi biển, con trai phải gửi bà con, anh em trong chi đội chăm sóc” - anh Diệp tâm sự. Từ ngày 15/04, khi ra mắt lực lượng kiểm ngư cũng là ngày anh Diệp lênh đênh trên biển. Chị Thùy kể anh đi biền biệt, có lần về con nhận không ra cha, cứ khóc hoài. “Hai mẹ con tôi biết công việc anh khó khăn, nguy hiểm nên ở nhà cố gắng để anh không bị phân tán tư tưởng, yên tâm nơi đầu sóng” - chị Thùy thổ lộ.

Căn phòng trọ của chị Chu Thị Thu - vợ kiểm ngư viên Trần Quốc Hương - cũng vắng vẻ hơn từ lúc anh Hương lên tàu ra Hoàng Sa. Ngồi bên bé Khánh Lâm (1 tuổi) nằm ngủ ngon lành, chị Thu nói khẽ: “Anh ấy làm nhiệm vụ, đến khi bé 9 tháng tuổi mới về bồng con. Con bé thấy lạ khóc thét lên, vậy là cả nhà ôm nhau khóc”. Chị Thu bảo rằng từ lúc anh Hương lên tàu, ngày nào chị cũng theo dõi tin tức trên tivi, báo chí, lòng như lửa đốt vì lo cho anh. Vậy nhưng khi anh Hương được về nhà một ngày, chị lại nói cho anh vững dạ: “Anh cứ đi làm nhiệm vụ, mẹ con em ở nhà có bà con, các anh trong chi đội rồi”. Anh Hương đi rồi, chị cũng nặng lòng lắm. Chị nói giờ đây nguồn sống gia đình chỉ dựa vào đồng lương của anh, căn phòng thuê mỗi tháng hơn 1 triệu đồng, chị vẫn chưa xin được việc làm.

Ngày “biển động”, vợ vượt cạn một mình

Hoàn cảnh kiểm ngư viên Hoàng Văn Hòa của tàu KN764 cũng tương tự. Lúc Chi đội kiểm ngư số 3 đến, anh Hòa đang lụi cụi ngoài cảng để sửa chữa con tàu đầy thương tích. Tàu về Đà Nẵng sửa chữa được hai ngày rồi lại thẳng tiến Hoàng Sa. Anh Hòa chỉ tranh thủ giờ giải lao buổi trưa về thăm vợ con. Chị Thủy (vợ anh Hòa) một nách bồng đứa con 19 tháng tuổi, một tay đưa nôi đứa bé mới gần 1 tháng tuổi.

Chị kể ngày 01/05, anh Hòa lên đường ra Hoàng Sa thì ngày 6 chị trở dạ. “Mẹ anh Hòa ở quê bị ung thư nằm liệt giường, bố thì già không đi lại được. Em tự đón xe vào viện chờ sinh, may mà có đứa em xin nghỉ học vào viện chăm sóc” - chị Thủy chia sẻ. Đi trên tàu kiểm ngư, anh Hòa cũng sốt ruột phải nhờ điện về chi đội để hỏi thăm sức khỏe vợ con, nghe nói mẹ tròn con vuông anh mới thở phào nhẹ nhõm. Chỉ nay mai anh Hòa tiếp tục ra khơi, chị Thủy bảo đứa bé vẫn chưa kịp làm giấy khai sinh, chắc phải đợi chuyến sau anh về. Căn hộ chung cư gia đình anh Hòa thuê lại của người ta với giá 1,2 triệu đồng/tháng lại tạm vắng hình bóng người cha.

Chia sẻ khó khăn

Ông Vương Mạnh Hòa - đại diện Chi đội kiểm ngư 3 - cho biết ba gia đình kiểm ngư viên trên là những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất của lực lượng kiểm ngư. “Tuy gia cảnh như vậy nhưng khi có nhiệm vụ của chi đội, các anh là những người xông xáo, tiêu biểu, kiên cường bám biển” - ông Hòa nhấn mạnh.

Ông Hòa cho biết hiện nay phần lớn anh em kiểm ngư viên có cuộc sống rất khó khăn, 90% các anh em phải ở nhà thuê. Đa số vợ của các anh chưa có công ăn việc làm và chỉ sống dựa vào đồng lương của chồng. “Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng các chị - những người vợ của kiểm ngư - vẫn luôn động viên chồng yên tâm bám biển” - ông Hòa cho biết.

Cũng theo ông Hòa, từ ngày Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, chi đội đã quán triệt: Khi anh em đi biển thì những người ở nhà phải luôn đến thăm, động viên gia đình hậu phương để kịp thời sẻ chia những khó khăn với họ. “Ngày 1-6 này, chi đội sẽ tổ chức Ngày quốc tế thiếu nhi cho tất cả các cháu là con của kiểm ngư viên. Một món quà nhỏ với các cháu và cũng là giúp người ở tiền phương vững vàng, yên tâm” - ông Hòa cho biết thêm.

ĐOÀN CƯỜNG 

 

Đại diện báo Tuổi Trẻ trao 5 triệu đồng cho chị Chu Thị Thu - vợ kiểm ngư viên Trần Quốc Hương - Ảnh: P.Chung

Hỗ trợ ban đầu cho các gia đình kiểm ngư viên

Sáng 30/05, báo Tuổi Trẻ đã quyết định hỗ trợ ban đầu cho ba gia đình kiểm ngư viên Hoàng Văn Hòa, Trần Quốc Hương và Mai Văn Diệp mỗi gia đình 5 triệu đồng. Món quà nhỏ này nhằm chia sẻ những khó khăn của hậu phương các kiểm ngư viên, giúp các anh yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Cảm ơn tấm lòng của bạn đọc khắp cả nước đã luôn sát cánh cùng gia đình. Dù có khó khăn bao nhiêu, em cũng sẽ cố gắng hoàn thành tốt vai trò người vợ, người mẹ ở nơi hậu phương, là điểm dựa vững chắc để các anh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ mà đơn vị đã giao” - chị Chu Thị Thu, vợ kiểm ngư viên Trần Quốc Hương, nói.

PHAN CHUNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.