Lộ diện bằng chứng vô nhân đạo
03 Tháng Sáu 2014 6:39 SA GMT+7
14g30 ngày 02/06, tàu ĐNa - 90152 bị Trung Quốc đâm chìm chiều 26/05 tại vùng biển Hoàng Sa đã chính thức được trục vớt lên khỏi mặt nước tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng).

 Trục vớt tàu ĐNa - 90152

Từ sáng sớm, gần 100 phóng viên của các hãng thông tấn lớn trong và ngoài nước có mặt tại bãi tàu của Hợp tác xã (HTX) trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An để chứng kiến cảnh trục vớt tàu ĐNa - 90152. Hàng trăm người dân địa phương cũng có mặt. Tại hiện trường, những thợ lặn trần mình dưới nước để kê đà, một chiếc cần cẩu lớn liên tục điều chỉnh con tàu bằng các dây cáp sắt. Gần 10 giờ sau, con tàu được kéo hoàn toàn lên khỏi mặt nước. Dấu vết của cú đâm xuyên thủng khiến con tàu lật úp và chìm xuống biển làm những người dân có mặt bàng hoàng, phẫn nộ.

Bằng chứng tội ác

"Chúng tôi nói với ngư dân đi trên tàu rằng hãy chờ đợi gia đình tôi. Qua cơn bĩ cực này chúng ta lại đóng thuyền ra khơi. Ta ra khơi để biết rằng ta không sợ Trung Quốc, không sợ sự bạo tàn của họ dù họ có dã tâm đến đâu"

Bà Huỳnh Thị Như Hoa
(chủ tàu ĐNa-90152)

Bà Huỳnh Thị Như Hoa (P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) - chủ tàu cá ĐNa-90152 - như khuỵu xuống khi nhìn thấy con tàu xác xơ, hoang tàn của mình vừa trở về từ biển cả. Trên cabin tàu, toàn bộ thiết bị điện tử, máy Icom, máy định vị, máy tầm ngư bị hư hỏng hoàn toàn. Bên dưới khoang tàu nơi đặt máy móc giờ chỉ là đống sắt vụn. Một lớp bùn non phủ lên toàn bộ con tàu, từ trong ra ngoài. Áo quần, mùng mền, chăn gối của các ngư dân chỉ còn là đống bùi nhùi ẩm ướt. Phần nóc tàu bị gãy đổ hoàn toàn. Ở mạn trái, sau đuôi gần cabin là một vết thủng to bằng thân người xuyên qua lớp vỏ tàu bằng gỗ dày hơn 10cm.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (55 tuổi), thợ sửa chữa tàu kỳ cựu của HTX trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, cho biết cú đâm phải bằng một lực rất mạnh nên thanh gỗ dùng làm vỏ tàu mới bị xé toạc và thủng như vậy. “Kiền kiền là gỗ cực kỳ tốt, vỏ tàu dày hơn 10cm mà bị xé như vậy chứng tỏ con tàu bị đâm và cuộn tròn rồi nhấn chìm luôn dưới nước” - ông Hiếu nói. Ông Nguyễn Văn Sỹ, phó chủ nhiệm HTX trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, cho biết do con tàu bị đâm chìm nên phải sử dụng đến 50 cái phao mới đẩy được tàu lên khỏi mặt nước. Nhìn vết tích để lại trên con tàu chìm, ông Sỹ cho rằng đây là một bằng chứng tội ác không thể chối cãi của Trung Quốc vừa gây ra cho ngư dân Việt Nam. “Chỉ có cách cố tình sát hại người khác mới có những hành động và những cú đâm như vậy rồi bỏ đi. Nếu ngư dân mình không tỉnh táo và mất bình tĩnh có thể có nhiều người thương vong” - ông Sỹ nói. 

Sẽ giúp ngư dân kiện

Có mặt tại hiện trường trục vớt từ sáng sớm, ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Đà Nẵng, bức xúc cho rằng hành vi đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam rồi bỏ đi của tàu Trung Quốc là hành vi vô nhân đạo. Ông Lĩnh còn cho biết khi bị đâm chìm, các tàu quân sự giả dạng tàu cá của Trung Quốc đã ngăn chặn, không cho các tàu Việt Nam trục vớt kéo tàu này về bờ vì họ sợ đây là bằng chứng tố cáo tội ác của họ với quốc tế. Cũng theo ông Lĩnh, việc lai dắt tàu về được là cực kỳ khó bởi tàu chìm hoàn toàn dưới nước. “Trước tiên chúng tôi sẽ giám định con tàu để từ các vết thương chứng tỏ hành vi dã tâm, cố ý sát hại ngư dân Việt Nam của tàu Trung Quốc và đặc biệt là đánh bạt lại dã tâm tráo trở cho rằng tàu chúng ta đâm tàu của họ và tự chìm” - ông Lĩnh nói.

Cũng theo ông Lĩnh, mục đích trục vớt con tàu không nhằm sửa chữa phục hồi vì gần như toàn bộ bị hư hỏng, mà mục tiêu chính là tố cáo tội ác của Trung Quốc. Ông Lĩnh lý giải vì con tàu đã được bảo hiểm 100% nên khi mất thì được bảo hiểm đền bù 100%, tuy nhiên khi kéo về đây chi phí rất lớn, lại tốn công giám định, hơn nữa chưa chắc đã được đền bù 100% nhưng phải kéo về vì đây là bằng chứng chống lại luận điệu xuyên tạc và tố cáo tội ác của Trung Quốc chứ không đơn thuần là lợi ích kinh tế cá nhân.

Ông Lĩnh cho hay sau khi giám định, các cơ quan chấp pháp Việt Nam sẽ tiến hành các bước tiếp theo, có thể là kiện Trung Quốc. “Bà Hoa quyết tâm sẽ kiện và với tư cách là hội nghề cá, chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa về mặt pháp lý” - ông Lĩnh cho biết.

TẤN VŨ - TRƯỜNG TRUNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.