Trung Quốc điều tàu hộ vệ tên lửa lượn quanh giàn khoan 981
04 Tháng Sáu 2014 5:45 SA GMT+7
Ngày 03/06, ngoài tàu hộ vệ tên lửa, có nhiều lượt máy bay trinh sát điện tử, máy bay cánh bằng của Trung Quốc tiếp cận các khu vực có tàu chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa, nơi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

 Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc xuất hiện khu vực vùng biển phía nam đông nam giàn khoan - Ảnh: Tuổi Trẻ.

Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ từ tàu CSB 2013, trên khu vực vùng biển phía nam đông nam giàn khoan xuất hiện tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc.

Tàu hộ vệ tên lửa này hoạt động cách giàn khoan khoảng 10 hải lý. Trong ngày, Trung Quốc điều ít nhất ba máy bay trinh sát điện tử và máy bay cánh bằng, bay thấp phía trên các tàu của Việt Nam nhằm mục đích quay phim, chụp ảnh và có thể là đe dọa.

Khoảng 13g cùng ngày, tàu CSB 4032 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam tiến sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở cự ly khoảng 7,8 hải lý để tiến hành tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển của Việt Nam. Các tàu Việt Nam dàn hàng ngang, đồng loạt tiến vào và bật loa.

Trung Quốc điều ra khoảng 10 tàu hải cảnh và tàu kéo. Họ dùng tàu 45101, 3383, 21102 đuổi theo và bao vây phía sau hai mạn của tàu CSB 4032 với mục đích xịt vòi rồng.

Khi còn cách giàn khoan khoảng 11 hải lý, tàu CSB 4032 chủ động dừng lại để tiếp tục việc tuyên truyền pháp luật, chủ quyền với vùng biển của Việt Nam.

Cuối chiều qua, hàng trăm tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Hoàng Sa và về hướng giàn khoan Hải Dương 981.

Theo các thuyền viên của tàu CSB 2015 thì chưa rõ việc Trung Quốc đưa ra nhiều tàu cá như vậy là có dụng ý gì. Các tàu cá này không thực hiện việc đánh bắt, đồng loạt tiến đến các tàu Việt Nam chừng một hải lý thì vây quanh tạo thành một vòng cung khép kín, khiến việc di chuyển của các tàu Việt Nam có phần khó khăn hơn những ngày trước.

Cũng trong thời điểm này, hai tàu hải cảnh 1123 và 12102 áp sát tàu CSB 2015 khoảng 30m từ cả hai phía mạn tàu. Cùng lúc đó máy bay Trung Quốc bay sát nóc tàu CSB 2015, cuộc rượt đuổi này kéo dài trong khoảng một giờ mới kết thúc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ trên tàu CSB 4032, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, hải đội trưởng hải đội 201, Vùng 2 cảnh sát biển Việt Nam, cho biết các tàu Trung Quốc được sử dụng đâm va chủ yếu là các tàu tốc độ cao, có khả năng bứt phá nhanh.

Khi tàu Việt Nam không thể chạy quá xa thì những tàu này sẽ lao lên xịt vòi rồng và có thể đâm va gây hư hỏng cho tàu Việt Nam.

Đặc biệt, khi đuổi theo kèm sát, tàu Trung Quốc luôn ở bên mạn trái tàu Việt Nam nhưng khi muốn đâm va, bao giờ tàu Trung Quốc cũng luồn sang mạn phải.

Thiếu tá Đạt lý giải: theo quy định của pháp luật hàng hải quốc tế, tàu ở mạn trái có nghĩa vụ tránh đường cho tàu ở mạn phải hoạt động, nếu như đâm va thì tàu đang ở mạn trái sẽ vi phạm.

Do đó, tàu Trung Quốc thường chủ động đâm vào mạn phải tàu Việt Nam để tạo những chứng cứ giả cho việc tàu họ bị thiệt hại.

M.QUANG - HỮU KHÁ (Từ Hoàng Sa) 

Bình luận của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm

Họ thay đổi chiến thuật

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, sự xuất hiện nhiều tàu cá Trung Quốc hôm nay là một sự thay đổi chiến thuật: chiến thuật “ruồi bu”, bao vây, gây khó khăn cho tàu chấp pháp; dùng các tàu cá giả dạng để cho rằng ngư dân Trung Quốc đồng tình với nhà nước, biến tranh chấp chủ quyền thành vấn đề dân sự hòng thay đổi hình thức đấu tranh; nếu có va chạm thì lại vu vạ là tàu chấp pháp Việt Nam đâm tàu cá... Chiến thuật này từng được Trung Quốc áp dụng trong việc tranh chấp với Nhật ở vùng đảo Senkaku.

Theo dõi trên hình ảnh, mặt biển hiện đang rất lặng, thời tiết tốt, thích hợp với các tàu nhỏ. Tôi cho rằng Việt Nam nên huy động lượng lớn tàu cá của ngư dân để tổ chức đánh bắt, bên cạnh sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển. Nếu lại xảy ra va chạm, cần thu thập thật nhiều chứng cứ để đấu tranh pháp lý, thậm chí sau này chúng ta cũng có thể trưng bày trong Bảo tàng Hoàng Sa...

PHẠM VŨ ghi

 

Theo TTO

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.