Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 2)
14 Tháng Sáu 2014 5:58 SA GMT+7
Theo nhận định của Giáo sư Francois Godement, Giám đốc phụ trách về châu Á Trung Quốc của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), Bắc Kinh có những bước đi nguy hiểm trên Biển Đông một mặt nhằm thực hiện chiến lược tranh giành lãnh thổ trên biển, mặt khác hù dọa Việt Nam và Philippines.

Kỳ II: Quan điểm của một số học giả Âu - Australia

Theo phân tích của Giáo sư Marvin C.Ott, một trong những nhà nghiên cứu Đông Á hàng đầu thế giới, Trung Quốc luôn cho rằng tất cả thuộc về họ và để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh thường dùng chiêu “vừa đấm vừa xoa”, “gặm nhấm từng phần”. Nhưng những hành động này đã và đang khiến Trung Quốc bị mất uy tín và lòng tin trên trường quốc tế. Còn theo nhận định của Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức, động cơ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) của Trung Quốc không phải vì tài nguyên, mà nhằm hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò”.


Giáo sư François Godement, giám đốc phụ trách về châu Á-Trung Quốc của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR).

Phân tích về động cơ của Trung Quốc, Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị của Đức cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là đáng ngạc nghiên, và là sự thụt lùi nghiêm trọng cho những nỗ lực giảm xung đột trên Biển Đông, cũng như thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tiến sĩ Emmanuel Dubois, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Thomas More nhận định, tham vọng bành trướng bằng vũ lực mới là đích ngắm của Trung Quốc chứ không phải lợi ích kinh tế.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ người Đức, ông Wilfried Lulei, nhà khoa học nghiên cứu về châu Á, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không được các nước liên quan trong khu vực chấp nhận và vấp phải sự phản đối của nhiều nước trên thế giới. Giáo sư Clive Symmons đến từ Trường Luật, Đại học Trinity, Ireland khẳng định, ban đầu Trung Quốc giới hạn quyền lịch sử với quyền đánh cá, nhưng sau đó lại thay đổi yêu sách với cả tài nguyên ở đáy biển. Khi phát biểu với tờ Philippines Star, ông Hans-Gert Pottering, Chủ tịch Viện Chính trị Konrad-Adenauer-Stiftung, thành viên Nghị viện châu Âu, đồng thời là một trong những cố vấn thân cận của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, những hành động của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là “không thể chấp nhận”.

Giáo sư Francois Huchet, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp cho rằng, nếu không phản ứng Trung Quốc sẽ được thể lấn tới. Theo nhận định của Giáo sư Francois Godement tại Trường Chính trị Paris, một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Pháp, Bắc Kinh nghĩ có thể làm mọi thứ mà không tạo nên sự phản kháng mạnh mẽ nào và Trung Quốc đã tính kỹ hành động xâm phạm, bất chấp mọi luật pháp. Theo ông David Camroux, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á tại Pháp, Tiến sĩ Lịch sử chính trị tại Đại học Paris Sorbonne, chiến lược bá quyền của Trung Quốc có từ lâu, nhưng bước đi này của Bắc Kinh tương đối bất ngờ về thời điểm. Bà Monique Chemillier Gendreau, nguyên chủ tịch Hội luật gia châu Âu nhấn mạnh, Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào khi vạch ra “đường lưỡi bò” để tiến hành các hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Những chuyên gia kể trên kiến nghị, các nước ASEAN phải đoàn kết để đối phó và Việt Nam cần liên kết với các nước khác kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Khi phát biểu tại Hội thảo về Luật biển Quốc tế do Bộ Ngoại giao Italia, Thượng viện Italia và Viện nghiên cứu quốc tế Italia (CESI) phối hợp tổ chức hôm 28-5, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Pierferdinando Casini cho rằng, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng UNCLOS.

Tiến sĩ Leszek Buszynsky thuộc Đại học An ninh Quốc gia Australia cho rằng, yêu sách chủ quyền với toàn bộ Biển Đông dựa trên “đường lưỡi bò” hầu như không có giá trị pháp lí nào; đồng thời coi “đường lưỡi bò” là mối đe dọa cho an ninh dầu mỏ của châu Á. Còn theo Tiến sĩ Sally Percival Wood thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công dân và Toàn cầu hóa thuộc Đại học Deakin (Australia), Trung Quốc đang mạo hiểm với danh tiếng của họ, khi không thành thật và hung hăng trên Biển Đông; và cuối cùng sẽ hủy hoại danh tiếng với những hành động hung hăng đó. Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Đại học Quốc gia Australia khẳng định, có rất ít cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông.

Giáo sư Hugh White tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng, những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian qua là nhằm thách thức vị thế của Mỹ ở châu Á để tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này. Đồng thời nhận định, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “hình mẫu mới” - giảm sức mạnh của Washington ở châu Á để thế vào vị trí này. Trung Quốc đang cố gắng xây dựng những gì mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới". Giáo sư Hugh White nhận định, Mỹ tuy thừa nhận vai trò lớn hơn của Trung Quốc, nhưng vẫn cân bằng và kiềm chế quyền lực của Bắc Kinh, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát việc sử dụng vũ lực đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Đông Á. Nhưng theo Giáo sư Alan Dupont tại Đại học News South Wales, hành động của Trung Quốc tuy thách thức vị thế của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, nhưng lại tạo cơ hội cho Washington gắn kết hơn với những đồng minh ở Đông Á.

Theo ông Rory Medcalf, chuyên gia về an ninh châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Lowy, Australia, việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam có thể là thủ đoạn thiết lập tiền lệ thay đổi hiện trạng trên Biển Đông ngay cả khi các nhà ngoại giao của họ đang tham vấn COC với ASEAN. Và những động thái gần đây không khác gì màn phô diễn lực lượng của Trung Quốc - Bắc Kinh đang phát đi tín hiệu họ có đủ quyền sử dụng các tuyến hàng hải quốc tế và chỉ 5 năm nữa, Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài Biển Đông và biển Hoa Đông một cách bình thường. Chuyên gia Rory Medcalf cũng cảnh báo, Trung Quốc không thật sự mạnh như họ nghĩ và những hành vi hiếu chiến chỉ khiến các nước khu vực xích lại gần nhau hơn để đối phó với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Đồng thời cho rằng, Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát tình trạng leo thang của mọi cuộc đối đầu xuất phát từ hành động gây hấn trên biển.

Theo nhận định của chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia Rod Lyo, cấu trúc an ninh của châu Á từ trước đến nay được xác định bởi 2 thành phần chính, đó là Mỹ và ASEAN. Nhưng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh đang tìm cách để các nước láng giềng chấp nhận những đòi hỏi về lợi ích của họ và thiết lập “Vạn lý trường thành trên biển” nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của hải quân Mỹ tới châu Á. Tờ Singapore Straits Times trích lời Giáo sư Nick Bisley thuộc Đại học La Trobe (Australia), Mỹ và đồng minh cần thảo luận nghiêm túc để tìm ra cách điều chỉnh bởi chúng ta vẫn chưa thấy có dấu hiệu của điều đó ở Đối thoại Shangri-La.

Giáo sư Donald Rothwell, Trưởng khoa tại Trường cao đẳng luật ANU, Đại học Quốc gia Australia cho rằng, việc ban hành văn bản pháp luật và thực thi quyền tài phán đang trở thành xu hướng chủ đạo để các bên thực thi yêu sách ở Biển Đông. Còn ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế của Viện Nghiên cứu chính sách Lowy (Australia) cho rằng, sự ủng hộ của Australia đối với động thái mới của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ không gây tranh cãi. Trong khi đó, tờ Philippines Star dẫn phát biểu của Giáo sư An ninh quốc tế Alan Dupont đến từ Đại học New South Wales cho rằng, lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp biển tuy thách thức vị thế của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương, nhưng cũng tạo cơ hội cho Washington xốc lại liên minh ở Đông Á để chống lại Bắc Kinh.

Theo ông Scott J. Shackelford, Giáo sư chuyên về Luật và Đạo đức Doanh nghiệp ở Trường đại học Indiana, Mỹ, giữa biển Đông và Bắc Cực có sự tương đồng nhất định (đều chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể và đang có tranh chấp), vì thế các nước có tranh chấp ở Biển Đông có thể tháo “ngòi nổ” xung đột bằng cách áp dụng bài học từ cách xử lý vấn đề của các nước ở Bắc Cực. Theo giới chuyên gia, UNCLOS được giới chuyên môn coi là Hiến chương hải dương hiện nay. Tính tới nay UNCLOS đã có 162 quốc gia thành viên và đa số các nước đều nhấn mạnh: UNCLOS là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ XX bởi tạo ra trật tự pháp lý quốc tế công bằng và toàn diện cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, giúp duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trên thế giới.

Quốc Tuấn-Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.