Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 6: Tác nghiệp giữa biển khơi
14 Tháng Sáu 2014 6:40 SA GMT+7
Tối 30/05, tàu Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam 2016 nhận lệnh đón thêm 3 phóng viên VTV từ tàu CSB 4032. Xuồng chở phóng viên được thả xuống nhưng đi chưa được nửa đường thì tàu CSB 2016 bị một chiếc tàu kéo lớn của Trung Quốc truy đuổi. Sóng biển to, chiếc xuồng chở phóng viên như một chấm nhỏ leo lét giữa Hoàng Sa.

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 6: Tác nghiệp nơi biển cả
Nhóm phóng viên VTV đang tác nghiệp ở Hoàng Sa trên tàu 2016. Phía sau là tàu Trung Quốc đang đuổi theo tàu 2016
  - Ảnh: Trung Hiếu

"Đắt mấy cũng chơi"

Sau này, khi lên được tàu 2016, phóng viên Mạnh Cường (VTV) kể lại: “Đời làm báo chuyên làm về bão lụt phải đi nhiều, gian nan và khó khăn nếm đủ nhưng chưa lần nào tạo ra nhiều cảm giác xen lẫn sợ hãi như chuyến chuyển tàu hôm đó. Lúc này lên tàu 2016 không được vì đang bị tàu Trung Quốc truy đuổi, quay lại tàu 4032 cũng khó vì xuồng đã đi khá xa”. 

 
 

Kinh nghiệm tác nghiệp ở biển là mấy ngày đầu chưa quen sóng không nên viết trên máy tính vì dễ chóng mặt. Phóng viên nên viết tay ra sổ rồi đọc về tòa soạn. Nói chuyện qua điện thoại nên nói chậm - to - rõ ràng để ở nhà nghe rõ.

Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt - Hải trưởng Hải đội 201 (Vùng Cảnh sát biển 2) kể câu chuyện có thật: “Một lần tàu hết chao để chấm nên điện nhờ anh em nhờ mua đem ra. Mình nói rõ là mua 10 hộp chao đến hôm ra anh em nghe nhầm đưa ra 10 cái dao”.

 

Nhóm phóng viên VTV tác nghiệp lần này (vừa vào bờ hôm 10.6) có lẽ đang giữ kỷ lục về số lần chuyển tàu. Trong vòng 15 ngày, ba phóng viên của VTV đã phải di chuyển tới 8 tàu cùng khối lượng trang thiết bị đồ sộ hơn 100 kg.

Do vậy, mỗi lần chuyển tàu có thể xem là cực hình đối với các phóng viên VTV.

“Ra Hoàng Sa lần này, đài giao nhiệm vụ nếu trong tình huống cực nóng sẽ truyền trực tiếp về đất liền nên chúng tôi đưa theo rất nhiều thiết bị hiện đại và đắt tiền. Mỗi lần chuyển đồ từ tàu này qua tàu khác chúng tôi cứ nơm nớp lo sợ va đập khiến máy móc hỏng”, quay phim VTV Trần Đăng Thụ nói.

Các phóng viên VTV có lẽ cũng giữ kỷ lục tiêu tốn nhiều tiền nhất để truyền những phóng sự nóng hổi về bờ. Do ở Hoàng Sa không có internet và sóng điện thoại nên hầu hết các phóng viên đều được trang bị điện thoại vệ tinh. VTV trang bị cho phóng viên thiết bị vệ tinh Inmarsat có thể gọi điện và truyền dữ liệu về đài.

Phóng viên Mạnh Cường cho hay mỗi phóng sự chừng 3 phút (dung lượng từ 100 - 150 MB), chi phí 1 MB dữ liệu là 400.000 đồng, vị chi mỗi clip truyền về tốn chừng 40 - 50 triệu đồng. Có những ngày nhóm phóng viên gửi về đài hai phóng sự, chưa kể cước phí điện thoại vệ tinh khoảng 30.000 đồng/phút.

“Mỗi lần gửi clip về, nếu dung lượng nặng sẽ mất đứt con Air Blade, còn dung lượng nhẹ mất con Dream. Nhưng đắt gấp mấy lần chúng tôi cũng chơi”, anh Cường hóm hỉnh nói. 

Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 6: Tác nghiệp nơi biển cả 2
Nhóm phóng viên đang tác nghiệp - Ảnh: Trung Hiếu

Cập nhật thông tin trung thực cho độc giả

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Nhiều báo và hãng thông tấn lớn của nước ngoài như CNN, BBC, AP, AFP, New York Times, NHK… đều cử phóng viên bám theo tàu ra Hoàng Sa để chứng kiến và tường thuật cho độc giả thế giới biết được sự hung hăng và xảo trá của Trung Quốc.

Tối 26/05, không ít phóng viên trong nước đã tỏ ý khâm phục Takeshi Mine – phóng viên của hãng Fuji Television (Nhật Bản) – đã bật máy truyền những hình ảnh trực tiếp về không khí trên tàu ra cảnh sát biển khi tàu vừa rời bến. Những ngày sau đó ở Hoàng Sa, Takeshi Mine làm việc không ngưng nghỉ.

“Nhật Bản cũng có tranh chấp vùng biển với Trung Quốc nên việc Trung Quốc kéo giàn khoan lần này thu hút sự quan tâm của người dân Nhật Bản. Nhiệm vụ của tôi ở Hoàng Sa là phải ghi nhận thông tin chân thực để cung cấp cho độc giả tường tận”, Takeshi Mine nói.

 
Phóng viên truyền hình tác nghiệp trên tàu - Ảnh: Trung Hiếu

Nhật Bản có lẽ là nước cử nhiều phóng viên nhất theo dõi sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc. Phần lớn những chuyến tàu ra Hoàng Sa có phóng viên nước ngoài đều có phóng viên đến từ Nhật.

Khác với cách làm thời sự của Takeshi Mine, phóng viên Etcetera Nguyễn - Tổng thư ký của tờ báo hải ngoại Việt Weekly (Mỹ) lại chọn cách làm báo rỉ rả. Những ngày trên tàu, Nguyễn với máy quay phim cầm tay ghi lại tất cả những hình ảnh, hoạt động của anh em chiến sĩ trên tàu. Những clip này sau đó sẽ được biên tập lại rồi đăng nguyên vẹn trên tờ báo sau đó có thể đưa lên YouTube.

“Độc giả của tờ báo chủ yếu là người Việt sống ở Mỹ nên ngoài quan tâm tới việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào biển Đông họ còn quan tâm đến ngư dân, cảnh sát biển Việt Nam sinh sống ở Hoàng Sa như thế nào”, Nguyễn nói.

Trung Hiếu

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.