Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 3)
16 Tháng Sáu 2014 6:20 SA GMT+7
Ngày 07/06, học giả Nayan Chanda tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa đại học Yale bình luận trên tờ Times of India về chuyến thăm Ấn Độ ngày 08/06 của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Theo đó, khi hợp tác với Trung Quốc, Ấn Độ cần rút kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và hiện Bắc Kinh vẫn tiếp tục trì hoãn các vấn đề biên giới với New Delhi. Trước đó (04/06), trên mạng tin Merinews.com, ông Vinod Anand, chuyên viên cao cấp tại Viện Quốc tế Vivekananda đã chỉ trích Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông Vinod Anand coi hành động kể trên nhằm thể hiện “sức mạnh quân sự” của Trung Quốc trong khu vực khi đưa ra những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò”.

Quan điểm của một số học giả Ấn Độ

Ông Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chiến lược về Trung Quốc (CCAS) của Ấn Độ nhận định, với việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã khiến căng thẳng trong khu vực gia tăng. Tờ Diplomat của Ấn Độ vừa đăng bài viết đáng chú ý của nhà nghiên cứu Sreeram Chaulia, Hiệu trưởng Trường Đối ngoại Jindal ở Ấn Độ, đánh giá ý đồ thực sự của Bắc Kinh khi thường xuyên khiêu khích các nước láng giêngf và tạo ra các hệ lụy liên quan.

Những đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở Biển Đông đã đánh dấu một sự leo thang nguy hiểm. Cùng quan điểm với Giáo sư Sreeram Chaulia, ông David Lai, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Trường đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ còn cảnh báo, thông qua động thái kéo giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã công khai từ bỏ đường lối ngoại giao “trỗi dậy hòa bình” để chuyển sang đường lối “diều hâu”, dọa nạt các nước láng giềng.

Học giả Nayan Chanda.

Giáo sư, Tiến sĩ Abanti Bhattacharya, giảng viên tại Khoa Nghiên cứu về Đông Á, Trường đại học Tổng hợp Delhi, Ấn Độ cho rằng, các nước ASEAN phải tái thiết lập sự đoàn kết và đấu tranh chống lại sự thống trị của Trung Quốc; đồng thời khẳng định, hành động hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thể hiện sự nổi lên không hòa bình và có tính gây chiến ngày càng tăng của Trung Quốc. Bà Abanti Bhattacharya cũng khẳng định, hành động này còn nhằm thử phản ứng của Mỹ, cũng như sự ủng hộ của Washington đối với Nhật Bản và các đồng minh.

Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “cắt lát salami” để chiếm dần Biển Đông, là nhận định của Giáo sư G.V.C Naidu, giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thuộc Đại học Tổng hợp Jawaharlal Nehru ở New Delhi, khi đề cập tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong bài viết "Tình hình Biển Đông xấu đi do hành động ngang ngược của Trung Quốc" trên tờ Economic Times của Ấn Độ, Dipanjan Chaundhary cho rằng, hành động gây hấn của Bắc Kinh là bài học cho nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, khi có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Với bài viết ''Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng'' đăng trên tờ The Time of India hôm 07/05, Tiến sĩ S.D. Pradhan, chuyên gia về Biển Đông cảnh báo, các cuộc xung đột trên Biển Đông và biển Hoa Đông rất có khả năng xảy ra, nếu các bên không kiềm chế; đồng thời không được mất cảnh giác đối với các hiệp định đã ký với Trung Quốc. Tiến sĩ S.D. Pradhan cũng cho rằng, nếu Trung Quốc có thể trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế và các thông lệ mà không bị trừng phạt, Bắc Kinh sẽ không có động lực để trở thành quốc gia có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới. 

Giáo sư Carl Thayer từng nhận định: Trung Quốc gia tăng đe dọa Việt Nam tại Biển Đông khi trả lời phỏng vấn của hãng RFA. Theo ông Carl Thayer, việc Trung Quốc thành lập đơn vị quân đội đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” là điều đáng quan ngại và đây là sự gia tăng đe dọa hoặc có thể là sự trả đũa sau khi Việt Nam thông qua Luật biển.

Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ năm 1948 và chính thức tuyên bố vào tháng 5-2009 không phải là yêu sách rõ ràng và tuân theo đúng luật pháp quốc tế - không thể hiểu “đường lưỡi bò” đại diện cho cái gì bởi được vẽ trước khi có UNCLOS và nó cũng không liên quan gì với Công ước này.

Ông Carl Thayer cho biết, trong 26 cuộc hội thảo đã tham dự trong 2 năm 2011-2012, những chất vấn đối với các học giả Trung Quốc về ý nghĩa của “đường lưỡi bò” không mang lại câu trả lời rõ ràng nào và không một ai ở Trung Quốc biết đến ý nghĩa của đường này bởi nó hoàn toàn phi lý. Giáo sư Carl Thayer từng cảnh báo, tranh chấp Biển Đông chủ yếu vì nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu, khí, hải sản và Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn dầu và khí này. Do đó, tranh chấp chủ quyền sẽ khó được giải quyết.

Giáo sư Carl Thayer cũng từng khuyến cáo, chiến thuật “hải giám đi trước, chiến hạm theo sau” là kiểu “làm luật tại Biển Đông và biển Hoa Đông” mà Trung Quốc đã và đang tiến hành. Ông Carl Thayer cho rằng, nếu tàu hải quân Trung Quốc can dự vào việc chống ngư dân thì có thể hiểu đó là dấu hiệu lực lượng quân sự đóng vai trò lớn hơn trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dư luận quan tâm tới bình luận của Tiến sĩ Sybhash Kapila (Ấn Độ) khi đăng bài ''Biển Đông: Trung Quốc tái diễn tình trạng gây sức ép và thực hiện chính sách bên miệng hố chiến tranh chống Việt Nam''. Theo tác giả, Trung Quốc đã làm cho căng thẳng, xung đột liên tục phát triển với hành động đơn phương và khiêu khích mang tính châm ngòi khi đưa giàn khoan HD-981 hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Tiến sĩ Sybhash Kapila đặt câu hỏi, phải chăng Việt Nam đã được Trung Quốc chọn để làm mới chính sách bên miệng hố chiến tranh với cái cớ là Mỹ. Và bước đi tiếp theo của Trung Quốc có thể là tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.

Tờ điện tử The Japan Times của Nhật Bản đăng bài “Hành động của Mỹ khiến Trung Quốc thêm mạnh bạo” của ông Brahma Chellaney, Giáo sư chiến lược thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Ấn Độ. Trong đó cảnh báo, Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả nếu dung túng cho Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

Giáo sư Brahma Chellaney cũng cho rằng, chiến thuật và thủ đoạn Trung Quốc đang áp dụng nhằm bành trướng lãnh thổ ở biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Trung - Ấn không những khiến các đối thủ mất thăng bằng, mà còn cắt đứt mối liên hệ bảo đảm an ninh giữa Mỹ với các đồng minh, cũng như giá trị của việc xây dựng đối tác chiến lược của Mỹ ở châu Á. Ông Barhma Chellaney bình luận, Trung Quốc luôn lý luận theo kiểu: Những gì của chúng tôi là của chúng tôi, những gì là của bạn, chúng ta có thể thương lượng. Trung Quốc đang tìm mọi cách để thống trị Biển Đông, tuyến hàng hải chiến lược với nguồn tài nguyên dồi dào ở khu vực này.

Theo nhận định của Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS), sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang buộc các nước láng giềng tăng chi tiêu quân sự, nhưng phải một thập kỷ nữa Trung Quốc mới có thể trở thành đối thủ quân sự của Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc, chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể ngang với Mỹ vào những năm 2030. Giới chuyên môn quan tâm tới thông tin trên tạp chí The Diplomat vì đăng bài của tác giả Shannon Tiezzi khi bà chỉ ra một thực tế: Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực tranh chấp, và Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tuần tra như một cách để khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo bà Shannon Tiezzi, Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi các cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán COC chừng nào Washington còn can dự.

Tờ New York Times (Mỹ) dẫn lời học giả Huge White, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trường đại học Quốc gia Australia cho rằng, Trung Quốc cố ý thực hiện những hành động đơn phương tại Biển Đông nhằm chứng minh rằng, không thể có chuyện Mỹ vừa quan hệ tốt với Trung Quốc, vừa có thể duy trì quan hệ với đồng minh tại châu Á.

Điều này đồng nghĩa với việc, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn các mối quan hệ đồng minh của Mỹ và cố gắng chia rẽ, để Mỹ hiểu rằng, nếu duy trì các mối quan hệ tại châu Á, Washington có nguy cơ xung đột với Trung Quốc. Trong khi đó tạp chí Forbes (Mỹ) đăng bài "Dư âm địa - chính trị của Trung Quốc" của tác giả Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ, thành viên Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo đó, mục tiêu của Trung Quốc không phải là tác chiến với Mỹ, mà là xác lập điều kiện có lợi để tiếp tục mở rộng quyền lợi biển.

Robert D. Kaplan cũng cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột, nhưng Trung Quốc sẽ hành động theo phương châm: "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.

Quốc Tuấn-Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.