Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam: Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối (Kỳ 4)
16 Tháng Sáu 2014 6:29 SA GMT+7
Trong bài viết trên trang mạng Phupan, Giáo sư Artha Nantachukra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phupan (Thái Lan) cho rằng, Trung Quốc ngày càng đuối lý trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) tại vùng biển của Việt Nam.

Kỳ IV: Quan điểm của một số học giả châu Á

Theo nhận định của Giáo sư Akira Ishii, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cận - hiện đại, không có khả năng nổ ra xung đột vũ trang trên biển, mặc dù Trung Quốc gây hấn khi hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Giáo sư, Tiến sĩ Kim Tae-wan, Trưởng Khoa chính trị tại Đại học Dong-eui, Hàn Quốc khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan HD-981 là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Chuyên gia Thái Lan: Trung Quốc đang tự cô lập  - Ảnh 1

Giáo sư Artha Nantachukra - chuyên gia về Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, Thái Lan.

Theo ông Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, “đường lưỡi bò” không có một cơ sở nào, hầu hết các chuyên gia luật quốc tế hoặc chuyên gia về biển đều tin rằng, Trung Quốc không thể biện minh về yêu sách của mình theo UNCLOS. Giáo sư, Tiến sĩ Nathan thuộc Đại học Quốc gia Malaysia cho rằng, việc sử dụng vũ lực đe dọa bất kỳ quốc gia có tranh chấp chủ quyền nào đều phản tác dụng, và đó là lý do tại sao các đối tác ngày càng quan tâm đến tranh chấp ở Biển Đông. Theo nhận định của Giáo sư Artha Nantachukra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phupan (Thái Lan), mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, kiểm soát toàn bộ tuyến hàng hải khu vực để chiếm lợi thế trước các nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản. Nhưng động thái này của Trung Quốc đang tự cô lập khỏi cộng đồng quốc tế.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn phân tích của nhà bình luận thời sự Philip Bowring về hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo, một biểu hiện của chủ nghĩa đại Hán và chủ nghĩa Sô-vanh. Philip Bowring cho rằng, Trung Quốc đã phớt lờ các chứng cứ lịch sử, tăng cường hành động hung hăng trên biển nhằm tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% Biển Đông.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cũng dẫn lời học giả Richard Heydarian thuộc Đại học Ateneo De Manila của Philippines cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng cảm thấy bị dồn vào chân tường khi đề cập đến vụ kiện “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Và thất vọng lớn nhất của Bắc Kinh chính là việc Washington từ bỏ quan điểm trung lập về yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhà phân tích Dan Pinkston nhận định, mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố về một thế giới đa cực nhưng Bắc Kinh vẫn thích đàm phán song phương nhằm tận dụng hiệu quả sức mạnh kinh tế và chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới với đối tác.

Theo nhận định của 2 học giả Philippines Elfren S. Cruz và Chito Sta. Romana, Trung Quốc không dám khiêu chiến toàn diện trên Biển Đông, cho dù Bắc Kinh muốn khẳng định quyền lực của mình, nhưng vẫn muốn tạo ra một hình ảnh quốc tế “hòa bình”. Tiến sĩ Clarita Carlos, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giáo sư khoa học chính trị đại học Philippines cho rằng, Manila chỉ cần đưa ra những phản ứng phù hợp trước những cáo buộc của Trung Quốc bởi Bắc Kinh đang chơi đòn tâm lý ở Biển Đông.

Ngoài Hải Nam, không đảo nào ở Biển Đông là của Trung Quốc - Ảnh 2

Ông Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson.

Giáo sư Chikako Kawakatsu Ueki của Đại học Waseda (Nhật Bản) có cảm giác, càng nhượng bộ thì Trung Quốc càng thấy họ có khả năng lấn tới và Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn, chèn ép các nước khác trong các cuộc tranh chấp, xung đột. Còn theo học giả Steven W.Mosher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Viện Calremont, chúng ta đều nhìn thấy bằng chứng về sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc khi Bắc Kinh khẳng định yêu sách vô lý và phi pháp đối với 3,5 triệu km2, khoảng 80% diện tích Biển Đông.

Nhiều người thẳng thắn tuyên bố, học thuyết trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đã chết sau khi Bắc Kinh liên tiếp có những hành động gây hấn tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Giới bình luận cho rằng, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "tính toán sai lầm" và Bắc Kinh đang phải đối mặt với tình trạng bị cô lập trong khu vực bởi các quốc gia hữu quan đã tìm cách chống lại khi sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành mối đe dọa hơn là sự bình yên. Kể từ năm 2000, Trung Quốc chính thức thực hiện chiến lược “khẳng định chủ quyền” đối với các vùng biển đảo đang có tranh chấp (biển Hoa Đông và Biển Đông).

Nhiều chuyên gia nói rằng, ngoài việc muốn sở hữu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (trữ lượng 160 tỉ thùng dầu) và Biển Đông (trữ lượng 213 tỉ thùng dầu), Trung Quốc còn muốn kiểm soát tuyến vận tải biển quan trọng ở khu vực này. Và để hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò”, Trung Quốc liên tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa khi quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Nhà Nghiên cứu Jean Pierre Cabestan đến từ Đại học Baptist, Hongkong từng tuyên bố: Sư tử là loài động vật lớn ăn thịt, giống như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác. Bởi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã so sánh Trung Quốc đang trỗi dậy với sư tử thức giấc, nhưng hiền lành. Napoléon từng nói: khi Trung Quốc thức giấc, họ sẽ làm rung chuyển cả thế giới! Các học giả thuộc “Hội đồng quan hệ đối ngoại” (CFR) từng bày tỏ quan ngại về các tranh chấp lãnh thổ leo thang giữa Trung Quốc với các nước láng giềng bởi việc này đã dấy lên lo ngại về xung đột vũ trang và khả năng thực hiện những cam kết an ninh của Washington trong chiến lược tái cân bằng đối với Châu Á - Thái Bình Dương. Bà Sheila Smith, thành viên cao cấp nghiên cứu Nhật Bản của CFR cảnh báo, nếu không được xử lý một cách khôn ngoan, các tranh chấp có thể biến một phần vùng biển với các tuyến đường thương mại năng động trở thành đấu trường của cuộc xung đột. Chủ tịch CFR Richard Haass cho rằng, Mỹ đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan trước các diễn biến gần đây.

Mạng tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ đăng bài của Giáo sư quan hệ quốc tế và thương mại David C.Kang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàn Quốc, Đại học bang nam California Mỹ cho biết, có quan điểm cho rằng, do ảnh hưởng từ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, các nước Đông Á đều đang tăng cường quân bị quy mô lớn, khả năng xuất hiện chạy đua vũ trang, thậm chí nổ ra chiến tranh ngày càng cao. Nhiều học giả cho rằng, không chỉ có các nước trong khu vực, mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang lên tiếng cảnh giác đối với tham vọng của Bắc Kinh tại biển Đông và biển Hoa Đông bởi thời gian gần đây Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ mưu đồ độc bá khu vực này để thực hiện "Giấc mơ Trung Quốc" và "Phục hưng Dân tộc Trung Hoa". Thuật ngữ "Giấc mơ Trung Quốc", "Phục hưng Dân tộc Trung Hoa" do ông Tập Cận Bình đề cập trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hôm 17/03/2013. Ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc từng tuyên bố: tình hình tranh chấp tại Biển Đông có thể vượt tầm kiểm soát và trong 5-10 năm nữa khu vực này vẫn chưa thể “sóng yên biển lặng”.

Tờ The Straits Times (nhật báo hàng đầu của Singapore) cho rằng, các phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 là "nóng" nhất trong lịch sử 13 năm của diễn đàn này bởi 8 điểm nổi bật. Thứ nhất, Nhật Bản muốn có một vai trò lớn hơn tại khu vực. Thứ hai, Mỹ chỉ trích Trung Quốc và nhấn mạnh chính sách xoay trục châu Á. Thứ ba, Trung Quốc "phản đòn" Nhật Bản và Mỹ. Thứ tư, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam là chủ đề được quan tâm. Thứ năm, tập trung vào tình hình Thái Lan sau đảo chính. Thứ sáu, buộc tội lẫn nhau. Thứ bảy, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Thứ tám, tìm chỗ thích hợp cho một Trung Quốc đang nổi lên. Trước đó, các học giả, nhà nghiên cứu và chính trị gia tham dự Hội thảo Đông Nam Á tại trường Đại học Oxford, Anh cho rằng, Đông Nam Á ngày càng quan trọng đối với thế giới; đồng thời cảnh báo: tuy là khu vực phát triển năng động và hội nhập nhanh, nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực duy trì môi trường hòa bình và ổn định; đồng thời là khu vực có vị trí quan trọng sống còn đối với thế giới.

Trung Quốc từng 5 lần xâm chiếm biển đảo của Việt Nam và đây là lần thứ sáu. Lần thứ nhất vào năm 1946, khi Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc giải giáp quân Nhật và họ đã tranh thủ chiếm đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Lần thứ hai vào năm 1956, sau Hiệp định Geneve, Pháp phải rút, Mỹ chưa can thiệp, quân đội Việt Nam cộng hòa chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ ba vào năm 1959, Trung Quốc mang quân chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa, nhưng quân đội Việt Nam cộng hòa đã có mặt ở đó. Lần thứ tư vào năm 1974, Mỹ rút Hạm đội 7, giảm quân số ở Hoàng Sa từ một tiểu đoàn xuống một trung đội và Trung Quốc tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/03/1988, thời điểm quân đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam và phía bắc, nên Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Và bây giờ, khi Mỹ, Nga... đang bị phân tán thì Trung Quốc lập tức “ra đòn” với Việt Nam.

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.