Gậy và cà rốt của TQ không thể ngăn Ấn Độ lên tiếng về Biển Đông
18 Tháng Tám 2016 9:48 CH GMT+7
Dù đã sử dụng chiêu bài ngoại giao kinh điển "cây gậy và củ cà rốt" trong việc tiếp cận New Delhi nhưng có vẻ như tính toán của Trung Quốc đã không hiệu nghiệm.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hôm 12/7 đã bác bỏ tính pháp lý của yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Bất chấp lời kêu gọi quốc tế về việc tuân thủ và thực thi phán quyết của PCA, Trung Quốc vẫn nỗ lực phản đối sự tham gia của tòa án quốc tế trong giải quyết tranh chấp, đồng thời tìm kiếm thêm những quốc gia ủng hộ cho lập trường phi lý của mình trong vùng biển khu vực.

  Gậy và cà rốt của TQ không thể ngăn Ấn Độ lên tiếng về Biển Đông - Ảnh 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại New Delhi năm 2014.

Trung Quốc được cho là sẽ không bỏ lỡ cơ hội tiếp tục chiến dịch tuyên truyền sai trái này của mình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới. Như một phần của công tác chuẩn bị cho hội nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Ấn Độ vào cuối tuần qua.

 

Ông Vương cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được một sự đồng thuận quan trọng trong cam kết hỗ trợ thực hiện công tác chủ nhà tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Hàng Châu, Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh BRICS sẽ được tổ chức ở Goa, Ấn Độ.

Trong bài viết của mình trên The Diplomat, nghiên cứu viên Wang Jin từ Đại học Haifa, Israel miêu tả Trung Quốc cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, muốn thể hiện mình như một "quyền lực có trách nhiệm" thông qua các nền tảng quốc tế khác nhau.

Trong số nhiều tổ chức quốc tế, G20 và BRICS có ý nghĩa đặc biệt cho vai trò giúp xây dựng trật tự thế giới đa cực và cung cấp tiếng nói cho các cường quốc mới nổi.

Hội nghị G20 tại Hàng Châu tháng 9 tới đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc trở thành chủ tịch của một "diễn đàn hàng đầu về hợp tác kinh tế quốc tế".

Bắc Kinh tin rằng một hội nghị lớn như G20 sẽ là cơ hội quý giá để một mặt tăng cường sự ổn định trong nước, do Trung Quốc đang giảm tốc độ tăng trưởng GDP, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và áp lực ngày càng cao từ công chúng về cải cách chính trị-xã hội.

Mặt khác, G20 sẽ là một nền tảng quan trọng cho Trung Quốc thu hút sự chú ý trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích về kinh doanh, thương mại và giới thiệu hình ảnh cường quốc "có trách nhiệm" ra thế giới.

Do tầm quan trọng của sự kiện này, Bắc Kinh đã không tiếc công sức trong công tác chuẩn bị. Chỉ tính riêng trong nước, Trung Quốc đã chi gần 100 tỷ USD (theo báo cáo ngân sách từ Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính) để xây dựng các tổ hợp cơ sở vật chất, bảo đảm về giao thông, an ninh, và đổi mới đô thị. Trung Quốc rất muốn sẽ là một nước chủ nhà chu đáo để giữ hình ảnh của mình hoàn hảo nhất trong mắt các thành viên G20.

Cây gậy và củ cà rốt cho Ấn Độ

Trong hội nghị sắp tới, Ấn Độ sẽ tham gia trong vai trò một thành viên chủ chốt. Quốc gia Nam Á này được Trung Quốc xem như một đối thủ cạnh tranh cả trong khu vực và trên thế giới về kinh tế và chính trị.

Giới quan sát chính trị đều đồng tình rằng một trong những vấn đề nhạy cảm nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong G20 sẽ là Biển Đông.

  Gậy và cà rốt của TQ không thể ngăn Ấn Độ lên tiếng về Biển Đông - Ảnh 2

Ấn Độ có những lợi ích ở Biển Đông và khu vực mà họ không dễ đánh đổi lấy những lời hứa viển vông của Bắc Kinh.

New Delhi từ lâu vẫn phản đối hành động bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực. Lập trường của Ấn Độ, đặc biệt là dưới thời của chính phủ Narendra Modi, luôn khẳng định đi theo và phát huy nguyên tắc "tự do hàng hải và thương mại" ở Biển Đông. Ấn Độ thậm chí còn được các bên liên quan xem như một đồng minh quan trọng trong việc chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Bắc Kinh rất lo ngại vấn đề tranh chấp trong khu vực làm mất đi cơ hội lớn của mình ở G20. Tờ Times of India cho biết, Trung Quốc tin rằng một số các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, chắc chắn sẽ tìm cách nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20 nhằm tăng cường sức ép buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết PCA, giảm cách hành vi khiêu khích ở Biển Đông.

Trong bối cảnh này, Trung Quốc coi việc giành được một lời hứa từ Ấn Độ sẽ không nói về Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới là điều cần thiết.

Theo học giả Wang Jin, Trung Quốc đã thực hiện chiêu bài ngoại giao kinh điển "cây gậy và củ cà rốt" trong việc tiếp cận New Delhi nhằm đạt được mục tiêu nói trên.

Những phát biểu ​​của ông Vương Nghị đưa ra trong chuyến đi đến Ấn Độ cuối tuần qua dường như chứa một số ẩn ý nhất định.

Việc người đứng đầu ngoại giao Bắc Kinh liên hệ Hội nghị G20 ở Hàng Châu với Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Goa sắp tới cho thấy Trung Quốc có thể áp dụng chiến lược "trả đũa" đối với Ấn Độ nếu không "nghe lời".

Theo đó, nếu New Delhi bỏ ngoài tai đề nghị của Bắc Kinh, vẫn đưa vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc sẽ có hành động đáp trả ngược lại Ấn Độ trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Đối với "cà rốt", ông Vương hứa hẹn sẽ hỗ trợ Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm cung ứng hạt nhân (NSG), điều mà trước đó New Delhi đã rất nỗ lực để gia nhập nhưng bị Bắc Kinh ngăn cản.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Wang Jin cho rằng "cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc là không đủ sức để bảo đảm sự im lặng của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông tại G20.

Một mặt, "cây gậy" của Bắc Kinh dường như đã vô dụng ngay từ đầu. Bởi, dù Vương Nghị ám chỉ sẽ gây rối tại Hội nghị BRICS, nhưng sự thật Trung Quốc không dám liều lĩnh trong việc tự làm xấu hình ảnh mà mình đang rất khao khát xây dựng trên trường quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể thành công trong việc dựa vào vị thế to lớn về sức mạnh kinh tế, chính trị của mình để lấn át các nước khác, thế nhưng điều này dường như không có tác dụng với Ấn Độ. Cường quốc châu Á này không có bất kỳ quân bài lợi ích nào có thể chi phối được New Delhi.

Mặc dù thủ tướng Modi sẽ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong các cuộc đụng độ với Pakistan tại Kashmir, nhưng trên thực tế Bắc Kinh còn cần sự giúp sức từ Ấn Độ nhiều hơn, trong các vấn đề Tây Tạng và chống khủng bố ở Tân Cương.

Mặt khác, "củ cà rốt" của Trung Quốc đối với Ấn Độ cũng không có vẻ gì là hấp dẫn. "Ấn Độ mong muốn có một con voi, không phải là một con thỏ", học giả Wang Jin so sánh.

Việc tham gia vào Nhóm cung ứng hạt nhân là điều quan trọng đối với tham vọng quyền lực rất lớn của Ấn Độ, nhưng việc New Delhi giúp đỡ cho yêu sách biển Đông của Trung Quốc ở G20 là điều không dễ đánh đổi. Ngược lại chính Ấn Độ sẽ đi đầu trong việc nói về vấn đề Biển Đông trong Hội nghị thượng đỉnh G20 bên cạnh nhiều quốc gia khác.

Đối với Ấn Độ, vấn đề Biển Đông là một cơ hội quan trọng để đoàn kết một liên minh khu vực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Ấn Độ ngày càng nhận thức rõ rằng Trung Quốc như một mối đe dọa lớn không chỉ với New Delhi mà còn tiềm tàng cho cả khu vực. Bởi vậy chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi sẽ lựa chọn tăng cường quan hệ quân sự với một số đồng minh và đối tác mà Mỹ đang ủng hộ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Học giả Wang Jin kết luận rằng, mặc dù Trung Quốc đã cố gắng đảm bảo sự im lặng của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông, nhưng cách tiếp cận trong chuyến thăm của ông Vương Nghị là không mang lại hiệu quả.

Ngoài các lý do trên, cần phải nhớ rằng, Ấn Độ cũng có lợi ích không nhỏ ở Biển Đông khi có quan hệ hợp tác khai thác dầu khí cùng với Việt Nam.

Nếu cân nhắc về mặt lợi ích và tổn thất, New Delhi hiểu rằng lựa chọn ngả về phía Trung Quốc sẽ không phải là một điều sáng suốt.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.