Hết lòng vì ngư dân ở ngư trường xa
11 Tháng Ba 2022 7:44 CH GMT+7
Tàu Trường Sa 22 (Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân) là tàu vận tải quân sự thực hiện các nhiệm vụ vận tải lương thực, thực phẩm và các mặt hàng hậu cần, kỹ thuật phục vụ quân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng với đó, tàu còn thực hiện nhiệm vụ trực chốt bảo vệ chủ quyền trên biển, tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân ở ngư trường truyền thống.

Hơn 15 năm dọc ngang các hải trình công tác, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Tàu Trường Sa 22 luôn vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành điểm tựa vững chắc cho quân, dân huyện đảo cũng như ngư dân đánh bắt hải sản ở ngư trường Trường Sa.

Tàu Trường Sa 22 cứu kéo Tàu PY 90343 TS trong đêm. Ảnh: CTV

Các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân đa số trang thiết bị bảo đảm an toàn còn thô sơ. Khi có sự cố trên biển, việc tìm kiếm, cứu giúp ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi thời tiết phức tạp như sóng to, gió lớn, đêm tối… Lật giở cuốn nhật ký hành trình của tàu, Đại úy Ngô Quốc Uy, Chính trị viên Tàu Trường Sa 22 kể cho chúng tôi nghe về một vụ cứu nạn tàu cá của ngư dân.

Khoảng hơn 3 giờ chiều ngày 18/1/2021, Tàu Trường Sa 22 đang thực hiện nhiệm vụ trên biển thì nhận được lệnh cơ động đi tìm kiếm, cứu nạn tàu cá của ngư dân Phú Yên. Trước đó, vào 12 giờ 40 phút cùng ngày, Tàu PY 90343 TS (do ông Huỳnh Trọng Nhiệm, sinh năm 1975, quê ở xã An Linh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên làm thuyền trưởng) bị hỏng hộp số không thể cơ động được. Tàu cá thả trôi ở cách đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa về hướng Tây Bắc khoảng 20 hải lý, trên tàu có 6 ngư dân. Sóng gió và mưa lớn, trời tối rất nhanh, một số ngư dân trên tàu tỏ ra mất bình tĩnh. Thuyền trưởng Tàu PY 90343 TS đề nghị cứu nạn khẩn cấp.

Đến 9 giờ đêm, Tàu Trường Sa 22 tiếp cận được tàu cá bị nạn. “Cuối năm, trời tối đen như mực, sóng to, gió lớn. Thuyền trưởng Tàu Trường Sa 22 vừa trực tiếp chỉ đạo làm dây cứu kéo tàu cá vừa phải điều động tàu giữ khoảng cách an toàn. Tàu cá bị sóng đánh chồm lên, ngụp xuống, nguy cơ mất an toàn rất cao, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn tới tai nạn. Tàu cá có thể bị sóng cuốn dập vào Tàu Trường Sa 22 làm vỡ tàu cá bất cứ lúc nào” - Chính trị viên Uy kể.

Sau gần một tiếng đồng hồ vật lộn với sóng gió, cán bộ, chiến sĩ và các ngư dân mới làm dây xong. Tàu Trường Sa 22 bắt đầu cơ động, kéo tàu cá bị nạn về âu tàu đảo Sinh Tồn để sửa chữa. Các ngư dân được cán bộ, chiến sĩ Hải quân trên đảo Sinh Tồn động viên, kiểm tra sức khỏe, bố trí chỗ nghỉ ngơi và khắc phục sự cố máy tàu.

Qua điện thoại, ông Huỳnh Trọng Nhiệm phấn khởi mở đầu: “Anh Uy à! Năm mới mạnh giỏi nha! Anh em trên tàu khỏe không? Tàu đang ở Phú Yên nhận dầu, nhận nước đá chuẩn bị ra lại ngoài đó đây. Hẹn dịp nào anh em gặp nhau nhé!…”

Gắn bó với Tàu Trường Sa 22, Chính trị viên Ngô Quốc Uy đã thực hiện hàng chục vụ cứu nạn và không nhớ hết số ngư dân mà tàu đã cứu giúp. Nhưng anh nhớ như in một trường hợp vừa phải động viên, làm công tác tư tưởng cho thuyền trưởng tàu cá vừa cứu nạn trong đêm.

Tàu Trường Sa 22 cứu kéo Tàu 92889 TS về âu tàu Đá Tây để sửa chữa. Ảnh: CTV

Khoảng 10 giờ đêm 18/8/2020, Tàu Trường Sa 22 đang thực hiện nhiệm vụ trên biển thì nhận được lệnh đi cứu nạn Tàu 92889 TS của ngư dân Phú Yên. Tàu bị hỏng máy trôi dạt gần 2 ngày tại khu vực đảo Đá Đông, huyện đảo Trường Sa, trên tàu có 10 thuyền viên. Khoảng 1 giờ sáng ngày 19/8, Tàu Trường Sa 22 tiếp cận khu vực tàu cá bị nạn. Vật lộn với sóng to, gió lớn, trời tối, ông Lê Văn Mỹ, thuyền trưởng tàu cá mệt mỏi, lo sợ và có biểu hiện hoảng loạn. Ngô Quốc Uy đã trực tiếp động viên tinh thần ông Mỹ cùng các ngư dân: hãy yên tâm vì đã có bộ đội Hải quân đến cứu giúp.

Sau khi tư tưởng ngư dân đã ổn định, cán bộ, chiến sĩ của tàu đã làm dây, cứu kéo tàu cá về âu tàu đảo Đá Tây để khắc phục sự cố. Gần 2 ngày sửa chữa, tàu cá đã hoạt động bình thường, sức khỏe, tinh thần ngư dân ổn định, Tàu 92889 TS lại tiếp tục đánh bắt hải sản. Cũng từ đó, thuyền trưởng Mỹ coi cán bộ, chiến sĩ Tàu Trường Sa 22 như người thân trong nhà.

Trao đổi về hoạt động của Tàu Trường Sa 22 trong thời gian qua, Trung tá Đào Trọng Vĩnh, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 955, Vùng 4 cho biết: “Tàu Trường Sa 22 thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ dài ngày trên biển. Hoạt động trong môi trường khắc nghiệt sóng to, gió lớn nhưng cán bộ, chiến sĩ trên tàu luôn đoàn kết, thống nhất, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục giáo dục rèn luyện để cán bộ, chiến sĩ luôn vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Theo baocantho.com.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.