Điều chưa biết về đội quân vác đá xây Trường Sa
24 Tháng Tư 2014 7:35 SA GMT+7
Ở những đảo chìm (chỉ khi nước thủy triều xuống thấp mới thấy bề mặt đảo nổi lên trên mặt nước), việc vận chuyển vật tư, xây dựng càng khó khăn hơn.

10 năm trước, lần đầu tiên được đặt chân lên những hòn đảo thân yêu của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa, nhìn những ngôi nhà “bền vững” nhiều tầng, những công trình thép bề thế nổi lên trên mặt nước biển giữa trùng khơi mênh mông, tôi vô cùng thán phục và mong được gặp những người thợ đã vác từng viên đá xây dựng nên. Và thật may mắn, trong chuyến trở lại Trường Sa lần này tôi được gặp họ - những người lính thợ của Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân anh hùng.

Chuyển đá xây dựng Trường Sa - Ảnh:X.HẢI

Sau chặng hải trình dài ngày đến thăm các đảo gần bờ, tôi cùng đoàn công tác ghé thăm Trạm Ra đa 575 (thuộc Trung đoàn Ra đa 451 Hải quân) trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Đêm đầu tiên ngủ tại trạm này chúng tôi “được” báo thức rất sớm, nhưng không bằng nhạc hiệu như ở các đơn vị khác trước đó mà bằng kẻng. Dứt tiếng kẻng, là tiếng hô một, hai, ba… Bộ đội đang “đồng diễn” thể dục. 

Theo thói quen, tôi cũng bật dậy khỏi chỗ ngủ chạy ra sân. Nhưng không phải bộ đội của trạm ra đa mà ở một đơn vị bên cạnh. Nơi họ đang tập thể dục là một khoảng sân khá rộng, đủ sức cho một tiểu đoàn dàn đội hình, đội ngũ. Còn nơi họ ở, sinh hoạt hàng ngày là hai dãy nhà dài nối nhau thành hình chữ L được xây dựng tạm thời bằng cót, ván ép, mái lợp tole. 

Hỏi ra mới biết, đó là cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 887 của Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân, những “chuyên gia” xây dựng những công trình trên các đảo. Hiện đơn vị này đang thi công một công trình phòng thủ trên đảo Phú Quý.

Không bỏ lỡ cơ hội, đợi đến chiều tối, chờ cho cán bộ chiến sĩ từ công trường trở về doanh trại, cơm nước xong xuôi, tôi đã “vượt rào” tìm đến với họ.

ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN

Tiểu đoàn trưởng, trung tá Hoàng Bá Định, Chỉ huy trưởng công trường và đại úy Lê Xuân Hải, Chính trị viên Đại đội 9 - đơn vị chủ lực của Tiểu đoàn 887 tiếp tôi tại phòng làm việc “dã chiến” của Ban Chỉ huy. Căn phòng rộng chừng 20mcó kê một bàn thờ Tổ quốc, một bộ bàn ghế tiếp khách và bàn ghế làm việc. Trên tường gắn rất nhiều biển bảng nhưng đều được che kín vì yếu tố “mật”. Gần 50 tuổi đời và đã có 30 năm làm bộ đội Công binh Hải quân, chỉ huy xây dựng hàng chục công trình trên các đảo, trong đó có gần 20 đảo lớn nhỏ ở quần đảo Trường Sa, nhưng trung tá Hoàng Bá Định “xin” không nói về mình nhiều mà chỉ “nói một ít” về Trung đoàn (nay là Lữ đoàn) Công binh 83 anh hùng.

“Tiền thân của Trung đoàn Công binh 83 Hải quân là Đoàn 83 Viêng Chăn”, trung tá Hoàng Bá Định mở đầu câu chuyện về truyền thống của đơn vị. Ngày 19/8/1958, tại Nho Quan (Ninh Bình) Trung đoàn Công binh Cầu đường được thành lập. Thời gian đầu, trung đoàn lên Tây Bắc khai phá, mở đường giao thông, giúp nước bạn Lào… và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ 1961 trung đoàn nhận nhiệm vụ mới là xây dựng các cầu tàu, bến cảng phục vụ chiến trường miền Nam. 

Một trong những công trình đáng ghi nhớ trong nhiều công trình của đơn vị trong thời kỳ này là xây dựng cầu tàu K15 Hải Phòng, nơi xuất phát của những con tàu Không số làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển mà Vũng Rô (Phú Yên) là một trong những điểm đến. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, trung đoàn là một trong những đơn vị chủ lực của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tháng 09/1975, đơn vị được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Ngôi nhà “bền vững” sừng sững trên đảo chìm Thuyền Chài do Lữ đoàn Công binh 83 xây dựng - Ảnh:X.HIẾU

 

XÂY DỰNG TRƯỜNG SA

“Sau đại thắng mùa xuân 1975, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, tháng 03/1976 Bộ Quốc phòng quyết định điều chuyển trung đoàn về trực thuộc Quân chủng Hải quân”, trung tá Hoàng Bá Định tiếp tục câu chuyện truyền thống của đơn vị. Khi trở thành những người lính biển, vừa ổn định tổ biên chế chức, đơn vị bắt tay vào xây dựng những công trình ở Trường Sa. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp bởi Trường Sa gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác ở một vùng biển xa đất liền, khí hậu rất phức tạp. 

Mỗi năm chỉ có dăm ba tháng đầu là thời tiết thuận lợi để các đơn vị tranh thủ vận chuyển vật liệu xây dựng các công trình. Nhưng trước yêu cầu cấp bách và tinh thần “tất cả vì Trường Sa thân yêu”, chỉ trong một thời gian ngắn, cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã có mặt trên hầu hết các đảo, như: An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Sơn Ca… ngày đêm vật lộn với thời tiết để các công trình phòng thủ, nhà ở cho bộ đội lần lượt được mọc lên.

“Để đưa được vật tư (xi măng, sắt, thép, đá, cát và cả nước) lên đảo xây nhà cho bộ đội và những công trình khác, lính công binh phải chuyển từ tàu mẹ xuống xuồng nhỏ mỗi chuyến từ 5 đến 7 tấn, rồi từ xuồng nhỏ đưa vào đảo, khuâng vác đến kho tập kết. Hầu hết mọi công việc đều diễn ra dưới nước và tất cả đều bằng sức người, không hề có thiết bị cơ giới nào hỗ trợ” - Trung tá Hoàng Bá Định cho biết. 

Ở những đảo chìm (chỉ khi nước thủy triều xuống thấp mới thấy bề mặt đảo nổi lên trên mặt nước), việc vận chuyển vật tư, xây dựng càng khó khăn hơn. Chờ nước thủy triều lên công binh mới vận chuyển vật tư vào. “Việc vận chuyển vật tư cũng như thi công công trình phụ thuộc vào con nước lên hay xuống chứ không phụ thuộc vào ban ngày hay ban đêm, giữa trưa hay giờ nào trong tuần. Nhiều lúc đang nửa đêm nhưng khi con nước xuống là anh em hò nhau thắp đèn thi công” - đại úy Lê Xuân Hải góp lời.

Do xây dựng công trình trong điều kiện đặc biệt, hết sức khắc nghiệt, bốn bề là nước biển nên yếu tố kỹ thuật luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu, để công trình vừa mang yếu tố thẩm mỹ vừa đảm bảo tuổi thọ cao.

“Vì mỗi viên đá, mỗi hạt cát, mỗi tấc bê tông ở đảo giá trị, tốn công sức gấp hàng ngàn lần đối với ở trong đất liền. Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong thi công, trước hết là an toàn về con người, sau đó là các trang thiết bị, chúng tôi có những quy định nghiêm ngặt. Ví dụ, khi chuyển hàng, 100% người ở trên xuống bắt buộc phải có áo phao. Khi có sự cố, như đứt dây kéo cẩu vật tư xuống xuồng, trước tiên phải xử lý sao cho an toàn về người. Hay sóng lớn làm cả tàu và xuống đều lắc lư, chao nghiêng, khi đổ vật tư xuống xuồng phải canh sao cho đúng vị trí, chỉ cần sai lệch vị trí là xuồng bị lật, vật tư chìm xuống biển”- trung tá Hoàng Bá Định cho hay.

Chỉ trong 9 năm đầu xây dựng Trường Sa, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Công binh 83 đã lập nhiều chiến công xuất sắc, xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ; đào đắp hàng chục ngàn mét khối đất, đá, bê tông; vận chuyển, bốc dỡ hàng vạn tấn hàng ra các đảo”.

Theo Báo Phú Yên

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.