Đảo Cồn Cỏ có những cây bàng vuông "3 người ôm không xuể"
02 Tháng Năm 2014 6:19 SA GMT+7
Trên boong tàu, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đang xích lại gần hơn trong tầm mắt. Bình minh lên, nắng ấm dần xua tan màn sương dày đặc.

Rừng cây cổ thụ bị gió bão số 10 hồi năm ngoái tuốt lá trơ cành khẳng khiu, nay đâm chồi nảy lộc. Sức sống mới tràn trề trên con đường bê-tông quanh co và cả những ngôi nhà vừa mới dựng lại còn thơm mùi vôi vữa… Cán bộ, chiến sỹ ra tận cầu cảng Cồn Cỏ chào đón khách, tay siết chặt bàn tay cùng nụ cười rạng rỡ giữa đất trời biển đảo quê hương.

Những cư dân đầu tiên trên đảo Cồn Cỏ

Từ bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) hướng Biển Đông thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên như một chiến hạm trấn giữ ngoài khơi – hòn đảo ấy khiêm tốn mang tên: Cồn Cỏ. Hình dáng đảo như chiếc bát khổng lồ úp chụp xuống mặt biển xanh mênh mông nên trông từ xa cứ tròn vành vạnh. Chỉ với diện tích khoảng 4km², chu vi 8km, độ cao từ 5-30m so với mặt nước biển nhưng đảo có vị trí cực kỳ trọng yếu về an ninh – quốc phòng. Khi vĩ tuyến 17 chia đôi hai miền đất nước, Cồn Cỏ trở thành vị trí tiền tiêu cho cả miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 

Dưới con mắt các nhà thao lược quân sự đối phương, chiếm được hòn đảo án ngữ phía nam vịnh Bắc Bộ này là có được bàn đạp cai quản cả một vùng biển rộng lớn, thâm nhập hậu phương miền Bắc XHCN. Nhưng rồi mọi âm mưu thủ đoạn của quân thù đều thất bại khi đối mặt với những trận địa trên đảo mang tên các địa danh của cả nước như đồi Hải Phòng, khu Hà Nội (hàm ý là quê hương của những người lính đóng tại vị trí đó; nay vẫn giữ nguyên tên gọi). Đảo Cồn Cỏ hai lần vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, ba lần Bác Hồ gửi thư khen ngợi.

Sóng biển êm đềm, nắng xuân đẫm mùi thơm biển khơi râm ran trên má. Những cây bàng trái vuông cổ thụ sần sùi trầm mình trong phong ba, gió bão vừa hé mở những nụ mầm mới. Cồn Cỏ bây giờ thật khó tìm ra một cái hố bom, hố đạn để mà hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu với máy bay và tàu chiến Mỹ. Quãng thời gian sau ngày hòa bình có thể chưa dài, nhưng những vết thương chiến tranh ở Cồn Cỏ hình như mau lành hơn. 

Trò chuyện với các bạn trẻ thuộc Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh Quảng Trị thì mới hay, gần mười năm về trước, 43 thanh niên xung phong đầy nhiệt huyết tuổi trẻ đã vượt biển ra Cồn Cỏ dựng lên ngôi làng Thanh niên đầu tiên trên đảo. Nhắc đến khoảng thời gian gần mười năm gian lao khai hoang trên đảo, ai nấy đều cảm thấy đó là những tháng ngày không thể nào quên. Những mùa hè nắng lửa phải chia nhau từng chai nước ngọt; những bữa cơm thiếu mắm, hụt rau... nhiều khi làm họ nản lòng. Nhưng rồi người này động viên người khác cùng nhau bám trụ. 

Hiện đảo Cồn Cỏ đã có 12 hộ dân đang sinh sống, với số dân gần 50 người. Ngoài ra là một lượng lớn các công nhân từ đất liền ra xây dựng các công trình trên đảo và một số ngư dân theo tàu đánh cá cập vào, neo đậu nghỉ ngơi sau hành trình dài vất vả. Chị Nguyễn Thị Lan, một trong những cư dân đầu tiên của đảo hạnh phúc bên hai đứa con nhỏ nói rằng, đây là nơi chôn nhau cắt rốn của các con chị nên cả hai vợ chồng đều thống nhất sẽ gắn bó với đảo lâu dài.

Khơi dậy tiềm năng du lịch

Cồn Cỏ là nơi từng hứng chịu thiệt hại nặng nề sau nhiều cơn bão lớn trong năm 2013, đặc biệt là cơn bão số 10 có sức gió giật đến cấp 16 khiến 100% nhà cửa, kho bãi trên huyện đảo bị tốc mái, sụp đổ… Thiệt hại ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Thế nhưng, Cồn Cỏ đang dần hồi sinh, không còn là cảnh tượng hoang tàn đổ nát như cách đây 4-5 tháng. Con đường chạy quanh đảo được đổ bê-tông sạch sẽ. Những ngôi nhà trong làng Thanh niên bị sập và tốc mái nay đỏ tươi màu ngói mới. Trường mầm non Phong Ba bị bão đánh sập đang chờ xây mới nhưng việc dạy và học của cô trò trên đảo không bị gián đoạn. 

Cô giáo Hoàng Thị Thắm cho biết: “Các cháu nhỏ ở đây khi đến tuổi học lớp 1 được các bậc phụ huynh đưa vào đất liền học tập và ở cùng ông bà. Đây là ngôi trường duy nhất của huyện đảo dành cho các cháu mẫu giáo… Từ khi trường bị bão số 10 đánh sập, cô trò trong trường chuyển tới khu học mới. Việc học của 9 cháu nhỏ không hề bị gián đoạn… Mưa bão lớn là thế nhưng chưa bao giờ có thiệt hại về người, vì đảo có địa đạo trú ẩn mỗi khi trời mưa to gió lớn. Mỗi khi bão tới, rồi qua, dân huyện đảo lại được bộ đội giúp sửa chữa, khắc phục hậu quả”.

Đón chúng tôi trong ngôi nhà vừa xây mới lại sau bão, còn thơm nồng mùi vôi vữa, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ Lê Quang Lanh khoe: “Năm 2013, Cồn Cỏ thu hút vốn đầu tư đạt 180 tỷ đồng, gấp đôi năm 2012. Tất cả các cơ quan, trụ sở các đơn vị, phòng ban... đều được xây mới hoặc sửa chữa khang trang. Chúng tôi đã khai phá được hơn một héc ta đất, chủ yếu trồng các loại rau, củ quả, ngô, sắn, nuôi 250 con bò, dê; xây dựng khu dân cư mới cho các hộ dân, mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi... 

Đến nay 100% hộ dân, các cơ quan, đơn vị trên đảo có điện sinh hoạt, có nước ngọt đủ dùng. Những thanh niên xung phong ra xây dựng đảo gần mười năm trước, nay đã sống ổn định bằng nghề chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, dịch vụ. Hiện chính quyền huyện đảo triển khai thực hiện đề án quy hoạch Cồn Cỏ thành đảo du lịch, trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch lịch sử - truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái biển và khám phá rặng san hô; nghỉ dưỡng cao cấp. 

Bên cạnh đó là xây dựng tuyến vận tải nối với đất liền bằng tàu cao tốc hiện đại, an toàn. Đề án dựa trên tiềm năng đa dạng của Cồn Cỏ, như hệ sinh thái rừng ba tầng trên đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ hiếm có, với nhiều loài thảo mộc quý hiếm.

Khu rừng phía đông bắc đảo có những cây bàng vuông to hai ba người ôm không xuể, dải rừng phong ba xanh tươi bao quanh đảo; những bãi đá, phiến đá độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa; rặng san hô quanh đảo, trong đó có loài san hô đỏ cực kỳ quý hiếm... Đây chính là tiềm năng du lịch độc đáo, hấp dẫn của Cồn Cỏ chưa được khai thác”.

Lê Dương

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.