Trung Quốc nghi máy bay Mỹ 'đánh hơi hạt nhân' ở Biển Đông
02 Tháng Mười Một 2021 7:43 CH GMT+7
Nhóm chuyên gia Trung Quốc cho rằng trinh sát cơ WC-135 Mỹ có thể tới Biển Đông dò dấu vết phóng xạ sau vụ va chạm của tàu ngầm Connecticut.

Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh, ngày 31/10 tuyên bố phát hiện máy bay WC-135 chuyên "đánh hơi hạt nhân" của Mỹ hoạt động tại Biển Đông, dựa trên ảnh vệ tinh mà họ xem xét.

Máy bay đánh hơi hạt nhân WC-135 cất cánh từ căn cứ Offutt, bang Nebraska, Mỹ tháng 10/2018. Ảnh: USAF.

Máy bay "đánh hơi hạt nhân" WC-135 cất cánh từ căn cứ Offutt, bang Nebraska, Mỹ tháng 10/2018. Ảnh: USAF.

SCSPI cho biết chiếc WC-135 bay cùng máy bay chỉ huy E-8C, hai máy bay tuần thám P-8A và một trinh sát cơ tác chiến điện tử EP-3E. "Rất hiếm khi WC-135 tới Biển Đông. Lần cuối máy bay này xuất hiện trong khu vực là vào tháng 1/2020", SCSPI đăng trên trang WeChat.

Nhận định được đưa ra gần một tháng sau khi tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ "đâm vào núi ngầm ở Biển Đông chưa có trên hải đồ", khiến 11 thủy thủ bị thương. Hải quân Mỹ khẳng định lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm Connecticut không bị ảnh hưởng sau sự cố.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ trích Mỹ "vô trách nhiệm" khi cung cấp ít thông tin về vụ tai nạn, đồng thời đòi Washington xác nhận "vụ tai nạn có gây ra rò rỉ hạt nhân làm ô nhiễm môi trường biển hay không".

Chuyên gia quân sự Ridzwan Rahmat thuộc tạp chí tình báo quân sự Janes cho rằng Mỹ có thể triển khai WC-135 tới Biển Đông để kiểm tra dấu vết phóng xạ trên bầu trời. "Đây là biện pháp phòng ngừa của Mỹ nhằm xác định xem liệu vụ va chạm có làm rò rỉ phóng xạ hay không", Rahmat nói.

Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, đưa ra quan điểm giống Rahmat và nhận định vụ va chạm có thể "nghiêm trọng tới mức khiến Mỹ lo lắng và điều máy bay tới thu thập thông tin". Tuy nhiên, chuyên gia này cũng đưa ra giả thuyết rằng Mỹ có thể "nghi Trung Quốc thử hạt nhân dưới nước và điều máy bay tới để xác nhận".

WC-135W Constant Phoenix, còn có biệt danh "máy bay đánh hơi hạt nhân", được phát triển từ nền tảng vận tải cơ Boeing C-135, hai bên thân có khoang thu thập mẫu không khí, bộ lọc bên trong sẽ tách các phân tử phóng xạ để phân tích. Thiết bị trên WC-135W cho phép chuyên gia đo đạc dư lượng phóng xạ theo thời gian thực nhằm xác nhận sự xuất hiện của vụ nổ hạt nhân, cũng như thông tin cơ bản về đầu đạn.

Không quân Mỹ hiện chỉ còn một chiếc WC-135W trong biên chế được sản xuất từ thập niên 1960, sau khi loại bỏ một máy bay Constant Phoenix hồi năm ngoái. Phi cơ này từng quần thảo gần Triều Tiên sau khi nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân.

Tàu ngầm Connecticut đã tự di chuyển trong trạng thái nổi về Guam sau vụ va chạm. Một chuyên gia nhận định sự cố có thể đã phá hỏng hệ thống thủy âm ở mũi tàu ngầm Connecticut, khiến chiến hạm trở nên mù và điếc dưới nước.

Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.

Theo vnexpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.