Tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ có thể 'nghỉ hưu sớm' sau tai nạn ở Biển Đông
06 Tháng Mười Một 2021 7:40 CH GMT+7
(PLO)- Tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động trong nhiều năm, thậm chí có thể phải “nghỉ hưu” sớm sau vụ va chạm tại Biển Đông.

Tuy thiếu vắng các chi tiết trên truyền thông, song thông tin về thiệt hại đối với tàu ngầm tấn công lớp Seawolf USS Connecticut (SSN-22) gặp nạn tại Biển Đông đang bắt đầu rò rỉ.

Tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ có thể 'nghỉ hưu sớm' sau tai nạn ở Biển Đông  - ảnh 1 

Tàu ngầm USS San Francisco (SSN-711) hồi năm 2005. Ảnh: GETTY IMAGES

Theo tạp chí Forbes, sự cố va chạm của USS Connecticut tại Biển Đông ngày 2-10 có thể khiến Mỹ thiếu vắng một lực lượng tác chiến chủ chốt dưới biển. 

Ít nhất, tàu ngầm này sẽ phải ngừng hoạt động trong nhiều năm, và có một nguy cơ hiện hữu rằng thiệt hại có thể đủ đáng kể buộc USS Connecticut phải “nghỉ hưu” sớm. 

Bất kể thiệt hại ra sao, số phận của tàu USS Connecticut sẽ có những ảnh hưởng lớn đối với hầu hết khía cạnh của nền công nghiệp hàng hải Mỹ. Trong bối cảnh thiếu vắng các thông tin chi tiết về con tàu, bao gồm thiệt hại, cùng thực tế là tàu ngầm vẫn chưa nhúc nhích khỏi Guam, nhiều dấu hiệu cho thấy tàu USS Connecticut bị thiệt hại nặng.

USS Connecticut có thể ngừng hoạt động nhiều năm?

Trao đổi với trang tin tức của Viện Hải quân Mỹ (USNI News), hai quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ vụ va chạm đã "làm hỏng các bể dằn phía trước của tàu ngầm".

USNI News dẫn lời người phát ngôn của Hạm đội 7 ngày 1-11 cho hay tàu USS Connecticut hôm 2-10 đã va phải núi ngầm chưa được phát hiện khi đang hoạt động ở vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Theo Forbes, lần gần nhất hải quân Mỹ công khai về sự cố gây hư hại các bể dằn phía trước của tàu ngầm là vào năm 2005, trong vụ va chạm nghiêm trọng của tàu ngầm USS San Francisco (SSN-711) vào một núi ngầm. 

Tuy chưa có xác nhận về thiệt hại nặng trong sự cố, song tàu USS Connecticut có khả năng sẽ không sớm quay trở lại hoạt động. 

Việc sửa chữa tàu ngầm mất rất nhiều thời gian. Tàu USS San Francisco đã phải sửa chữa tại đảo Guam trong bảy tháng và mất thêm bốn năm nữa trước khi trở lại hoạt động. 

Để đưa tàu USS San Francisco trở lại kịp thời, hải quân Mỹ đã phải lấy mũi tàu từ chiếc USS Honolulu (SSN-718) đã “nghỉ hưu” để thay thế. 

Việc sửa chữa mũi tàu rất phức tạp, mất đến 285.000 ngày để hoàn thành. Tuy nhiên, việc lấy lại mũi tàu cũ, căn chỉnh và ghép nối các hệ thống bên trong lại dễ dàng hơn rất nhiều so với việc sửa chữa và phục hồi như mới các cấu trúc bên ngoài bị hư hỏng. 

Theo Forbes, hải quân Mỹ nhiều khả năng phải sửa chữa tàu USS Connecticut như mới, vì có rất ít phương tiện dự phòng cho các bộ phận của tàu ngầm lớp Seawolf, cũng như không có tàu ngầm cũ nào để lấy bộ phận thay thế. 

Trong trường hợp này, khả năng cao hải quân Mỹ sẽ phải cứu con tàu, bất kể chi phí hay liệu tàu ngầm có hoạt động lại hay không. Hơn nữa, tổn thất về mặt “chính trị” sẽ rất lớn nếu tàu ngầm này không được đưa vào hoạt động.

Nguy cơ tàu USS Connecticut phải "nghỉ hưu sớm"?

Theo Forbes, tùy thuộc vào thiệt hại, việc cho tàu USS Connecticut nghỉ hưu sớm và biến còn tàu này thành "kho phụ tùng" cho tàu USS Seawolf (SSN-21) và USS Jimmy Carter (SSN-23) cũng có thể là một lựa chọn.

Tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ có thể 'nghỉ hưu sớm' sau tai nạn ở Biển Đông  - ảnh 2 

Ảnh vệ tinh chụp tàu ngầm USS Connecticut tại Guam. Ảnh: THE WAR ZONE

Với “tuổi đời” hiện đã 23 tuổi, trong khi “tuổi thọ” dự kiến là khoảng 40 năm, việc tàu USS Connecticut, sau khi sửa chữa, chỉ được sử dụng từ 4-5 năm nữa có thể không đáng với tổng chi phí mà hải quân Mỹ phải bỏ ra.

Thời gian là "kẻ thù" ở đây. Tàu ngầm có tuổi thọ hữu hạn. Trong trường hợp của tàu USS San Francisco, những năm tháng không hoạt động trong bãi sửa chữa không đồng nghĩa với việc tuổi thọ trong biên chế sẽ kéo dài thêm. Cuối cùng, tàu USS San Francisco đã nghỉ hưu sau 40 năm, trong khi các tàu ngầm không bị hư hại nhưng có tuổi đời tương tự đã rời biên chế ở tuổi 38.

Điều này cũng có thể đúng với tàu USS Connecticut. Ngay cả khi được sửa chữa, tàu ngầm này có thể đối mặt nhiều hạn chế trong hoạt động, cũng như chỉ đủ tuổi thọ phục vụ chính thức để thực hiện thêm số ít các cuộc tuần tra. 

Trong thời gian dài tái trang bị, lò phản ứng của tàu USS Connecticut có thể dự trữ nguồn năng lượng khổng lồ để phục vụ sau khi quay trở lại. Tuy nhiên, để tận dụng sức mạnh đó, thân tàu USS Connecticut và các cấu trúc liên quan sẽ đòi hỏi những phân tích rất kỹ lưỡng — và tốn kém — nhằm đảm bảo vận hành an toàn.

Chưa kể, sau khi đi vào hoạt động, việc bảo trì và kiểm tra an toàn bổ sung có thể ngốn thêm nhiều thời gian của tàu ngầm này. 

Quyết định số phận của tàu USS San Francisco đã đủ khó, song sự cố lần này với tàu USS Connecticut sẽ là sự đánh đổi khó khăn hơn đối với hải quân Mỹ. 

Việc hải quân Mỹ phải đối mặt thách thức chiến lược từ Trung Quốc, cùng cuộc khủng hoảng về tài chính, hoạt động và bảo trì trong nước sẽ khiến con đường phía trước trở nên khó khăn hơn, Forbes nhận định.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.