Chiến hạm Anh 'ghìm chân' tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông
11 Tháng Mười Một 2021 7:13 CH GMT+7
Tàu hộ vệ, trực thăng Anh phát hiện, ghìm chân tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông, giúp tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi qua an toàn.

"Trong một số thời điểm, chúng tôi tự tin rằng mình đã nắm rõ vị trí tàu ngầm Trung Quốc", chuẩn tướng hải quân Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, kể trong cuộc phỏng vấn tuần trước về hành trình đi qua Biển Đông của nhóm tàu hải quân này.

Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth di chuyển trên Biển Đông ngày 29/7. Ảnh: USMC.

Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth di chuyển trên Biển Đông ngày 29/7. Ảnh: USMC.

"Chúng tôi ghìm chân tàu ngầm đó ở nguyên vị trí bằng cách triển khai tàu hộ vệ và trực thăng săn ngầm, sau đó cho tàu sân bay vòng tránh để tiếp tục hành trình một cách an toàn", tướng Moorhouse nói thêm về chiến thuật ứng phó của hải quân Anh.

Phát biểu được tướng Moorhouse đưa ra sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth hoàn thành hải trình ở châu Á - Thái Bình Dương và đi qua Biển Đông cuối tháng 7, đầu tháng 8.

Tướng Moorhouse không nói rõ biện pháp giúp hải quân Anh phát hiện và định vị tàu ngầm Trung Quốc. Ông khẳng định những tàu ngầm này không thể bám theo HMS Queen Elizabeth, bởi nhóm chiến hạm Anh liên tục theo dõi và đổi hướng để tàu sân bay không chạm mặt tàu ngầm Trung Quốc.

"Chiến đấu cơ Trung Quốc cũng liên tục bám theo nhóm tác chiến tàu sân bay, nhưng duy trì khoảng cách an toàn, chuyên nghiệp và phù hợp", Moorhouse nói. Những phi cơ này thường áp sát ở khoảng cách trên 200 km, trong tầm phóng của tên lửa, rồi quay đầu, thể hiện lực lượng Trung Quốc có thể công kích nhóm tàu chiến Anh nếu muốn.

Tướng Moorhouse cho biết tàu sân bay Anh không triển khai tiêm kích F-35B lên chặn chiến đấu cơ Trung Quốc vì không cần thiết. "Nó giống như trò mèo vờn chuột. Tôi chắc chắn họ đang sử dụng chúng tôi để huấn luyện, cũng giống cách chúng tôi coi họ là mục tiêu huấn luyện. Đó không phải điều đáng lo ngại", ông nói thêm.

Truyền thông Anh hồi tháng 8 cho biết kíp vận hành hệ thống thủy âm (sonar) trên hộ vệ hạm HMS Kent và HMS Richmond đã phát hiện hai tàu ngầm hạt nhân Type-093 Trung Quốc bám theo nhóm tác chiến Anh ở cửa ngõ Biển Đông ngày 2/8.

Sau khi tàu sân bay Queen Elizabeth vượt eo biển Luzon, tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của nhóm tác chiến phát hiện chiếc Type-093 thứ ba. Truyền thông Anh cho hay các chiến hạm Anh phát hiện ba tàu ngầm Trung Quốc nhờ "âm thanh đặc trưng phát ra từ chân vịt" của chúng.

Tàu ngầm hạt nhân Type-093 Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Tàu ngầm hạt nhân Type-093 Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Tờ Global Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó đăng bài viết dẫn lời các chuyên gia giấu tên bác bỏ thông tin cho rằng ba tàu ngầm hạt nhân Type-093 Trung Quốc đã bị nhóm chiến hạm Anh phát hiện mà không hay biết.

"Nhiều khả năng quân đội Trung Quốc đã sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth làm mục tiêu giả định để tập ngắm bắn", một chuyên gia giấu tên nói với Global Times, thêm rằng tàu ngầm Trung Quốc lộ diện là hành động "cố tình bộc lộ mình" sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới nhóm tàu sân bay Anh.

Anh cho biết đợt triển khai của nhóm tác chiến Queen Elizabeth thể hiện cam kết với an ninh tập thể trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc coi đợt triển khai tàu sân bay của Anh là động thái "phô trương sức mạnh và gây thêm rắc rối".

Theo vnexpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.