Nga có tỷ phú số 1 mới sau vụ Rosneft thâu tóm TNK-BP
25 Tháng Mười 2012 1:28 CH GMT+7
Thương vụ Rosneft mua lại TNK-BP với giá 54,8 tỷ USD khiến Victor Vekselberg trở thành người giàu nhất tại nước Nga. Xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index cho thấy, giá trị tài sản ròng của ông Vekselberg hiện ở mức 18 tỷ USD, nhiều hơn 700 triệu USD so với tài sản của nhà đầu tư của ngành kim loại và công nghệ Alisher Usmanov - người giàu thứ nhì ở Nga hiện nay.

TNK-BP là tập đoàn dầu khí lớn thứ 3 tại Nga, và là một trong 10 công ty dầu khí tư nhân lớn nhất trên thế giới. Tập đoàn được thành lập năm 2003, sau khi sáp nhập tài sản dầu khí của BP ở Nga với tài sản của tập đoàn AAR Consortium (Alfa Group, Access Industries, and Renova). BP và AAR nắm giữ giá trị sở hữu ngang nhau tại TNK-BP.

 

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, ông Vekselberg là nhà sáng lập của Renova Group, công ty có trụ sở ở Moscow chuyên đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, xây dựng và khai mỏ, với lượng cổ phần khá lớn tại TNK-BP. Giá trị tài sản của ông Vekselberg đã tăng thêm 1,5 tỷ USD trong ngày 22/10 khi hãng dầu lửa Rosneft nhất trí thâu tóm TNK-BP, đánh dấu vụ mua lại lớn thứ ba trong lịch sử ngành dầu lửa thế giới.

Theo thương vụ vừa được công bố thì hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft sẽ mua lại cổ phần 50% mà tập đoàn BP nắm giữ trong liên doanh TNK-BP với giá 26,8 tỷ USD bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu. Rosneft cũng đã đạt thỏa thuận ban đầu thâu tóm số cổ phần 50% còn lại trong liên doanh này do Alfa-Access- Renova nắm giữ với giá 28 tỷ USD tiền mặt. AAR hiện do một nhóm tỷ phú nắm giữ, bao gồm các ông Vekselberg, Mikhail Fridman, German Khan, Alexey Kuzmichev và Len Blavatnik.

Các tỷ phú còn lại trong nhóm trên cũng đều bỏ túi hàng tỷ USD sau thương vụ khổng lồ. Trong đó, tài sản của ông Fridman tăng thêm 1,2 tỷ USD, lên mức 15,1 tỷ USD, giúp ông vượt qua hai tỷ phú đồng hương Roman Abramovich và Alexey Mordashov trong xếp hạng tỷ phú của Bloomberg. Năm nay 48 tuổi, ông Fridman hiện là người giàu thứ 5 ở Nga. Giá trị tài sản của ông Blavatnik, 55 tuổi, thì tăng thêm 1,5 tỷ USD, lên mức 15,4 tỷ USD, giúp ông đứng ở vị trí người giàu thứ 46 trên thế giới. Ông Khan, 50 tuổi, hiện có 10,3 tỷ USD, còn ông Kuzmichev, cũng 50 tuổi, hiện có 8 tỷ USD.

Vụ Rosneft mua TNK-BP chấm dứt 8 năm “không bình yên” trong quan hệ giữa BP và AAR. Năm ngoái, nhóm 5 tỷ phú của AAR đã ngăn không cho BP ký thỏa thuận thăm dò dầu lửa ở vùng Bắc cực với Rosneft. Mâu thuẫn này âm ỉ kéo dài cho tới tháng 5 vừa qua khi Fridman từ bỏ ghế Giám đốc điều hành của TNK-BP và BP thì bắt đầu tìm khách để bán lại cổ phần của mình trong liên doanh.

Sau thương vụ này, Rosneft sẽ có mức sản lượng ngang với sản lượng của tập đoàn Exxon Mobil, hãng dầu lửa đại chúng lớn nhất thế giới hiện nay, đồng thời kiểm soát hơn 40% sản lượng dầu thô của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua phát biểu rằng, thương vụ này đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga.

Kết quả kiểm toán độc lập của công ty DeGolyer và MacNaughton xác nhận, tính đến cuối năm 2010, tổng dự trữ dầu của TNK-BP lên tới 13,1 tỷ thùng, tính theo hệ thống quản lý trữ lượng PRMS. Trong năm 2010, sản lượng khai thác của TNK-BP lên đến 1,74 triệu thùng dầu/ngày. Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu một mạng lưới bán lẻ 1.490 cây xăng ở Nga và Ukraina.

Tháng 11/2011, tập đoàn TNK-BP đã công bố nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam, chính thức hóa thương vụ mua lại tài sản của tập đoàn dầu khí BP (Anh) trị giá 1,8 tỷ USD, bao gồm cả một số tài sản của BP tại Venezuela.

STL (Theo VNEconomy)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.