Tác động chiến lược của cuộc xung đột Biển Đông (Kỳ 1)
07 Tháng Sáu 2013 11:54 SA GMT+7
Động thái của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây bộc lộ chiến lược của Trung Quốc muốn tiếp tục cuộc leo thang lấn chiếm Biển Đông.

Cuộc tập trận của ba hạm đội hải quân Trung Quốc diễn ra vào trung tuần tháng 5, kết thúc ngày 24/5. Đây là cuộc tập trận quy mô thứ hai có sự tham gia của ba hạm đội trùng hợp với thời điểm tàu sân bay USS Nimitz đang có mặt trên Biển Đông tiến hành diễn tập từ ngày 21-23/5. Cũng vào thời điểm này, 1 tàu khu trục hải quân, 2 tàu Hải giám và 30 tàu cá Trung Quốc đã xâm nhập khu vực gần Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi quân đội Philippines hiện diện trên một tàu chiến cũ bị đánh đắm vào năm 1999 thành một tiền đồn để kiểm soát Bãi Cỏ Mây.
Cả Mỹ, Trung Quốc và Philippines đều quan tâm đến Bãi Cỏ Mây, dù nó lúc nổi lúc chìm, vì nó nằm cách Đá Vành Khăn mà Trung Quốc chiếm năm 1995 khoảng 65 km về phía Tây Bắc. Bãi Cỏ Mây còn là cửa ngõ chiến lược vào Bãi Cỏ Rong - khu vực được cho là giàu dầu mỏ và khí tự nhiên nằm trong tầm kiểm soát của Philippines.


Trung Quốc “leo thang thách thức và thử thách giới hạn của đối thủ”
Động thái leo thang của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây là một đòn thử phản ứng của các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như Mỹ và các nước lớn liên quan có lợi ích tại Biển Đông.
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) tối ngày 30/5 vạch trần âm mưu của Bắc Kinh, cho rằng từ việc giành quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough không có quân ra đồn trú tới việc tranh giành quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây có quân đồn trú đã ngày càng lộ rõ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đó là “leo thang thách thức và thử thách giới hạn của đối thủ”. Nếu Bãi Cỏ Mây bị Trung Quốc giành quyền kiểm soát, họng pháo của Bắc Kinh sẽ hướng tới các đảo bãi khác thuộc quần đảo Trường Sa.

 

Trải qua hơn 60 năm, chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông dần dần chuyển từ phòng thủ sang tiến công. Đặc biệt, khi xem xét sự kiện bãi cạn Scarborough, người ta thấy Trung Quốc càng có xu hướng sử dụng ưu thế trên biển và phương thức dùng vũ khí theo kiểu không đổ máu để uy hiếp Philippines nhằm giành quyền kiểm soát ở đây. 25 năm đầu sau khi xây dựng chính quyền, mối uy hiếp về quốc phòng của Trung Quốc chủ yếu đến từ đất liền. Từ bán đảo Triều Tiên ở phía Đông Bắc tới Ấn Độ ở phía Tây Nam và Liên Xô trước đây ở phía Bắc đều đã xảy ra chiến tranh với quy mô lớn nhỏ khác nhau, khiến cho lực lượng lục quân trở thành trọng điểm xây dựng quân đội Trung Quốc lúc đó. Ở hướng biển, về cơ bản, Trung Quốc không đủ lực để quan tâm tới Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Năm 1974, tuy lực lượng hải quân còn mỏng yếu, Trung Quốc vẫn ra tay cướp quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) từ tay chính quyền Nam Việt Nam. Nhưng đó là do lúc ấy chính quyền Nam Việt Nam đang lung lay, chuẩn bị sụp đổ, còn đồng minh của Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam lại đang bận tấn công giải phóng miền Nam. Cho nên, Trung Quốc mới nhân cơ hội này cướp lấy Hoàng Sa. Hành động này của Trung Quốc được cho là có sự may mắn. Nhưng cho dù như thế nào, sau cuộc chiến này, Trung Quốc cuối cùng cũng đặt được chân lên các đảo ở Biển Đông. Trong khi đó, các nước xung quanh Biển Đông đã nhắm đến quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều đảo hơn và phân bố cũng rộng hơn.
Hơn 10 năm sau, nghĩa là từ nửa cuối của thập niên 80 của thế kỷ trước, các nước như Việt Nam, Philippines và Malaixia đã cắm được cờ ở quần đảo Trường Sa. Lúc này, Trung Quốc mới vội vàng ra tay, cưỡng chiếm 6 đảo, trong đó có đảo đá Vĩnh Thử (đảo Đá Chữ Thập của Việt Nam) và năm 1988, sau trận hải chiến với Việt Nam, Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát đối với đảo đá Xích Qua (bãi Gạc Ma của Việt Nam).
Cuộc hải chiến bãi Gạc Ma là trận đánh thứ hai của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng là trận đánh đầu tiên ở quần đảo Trường Sa. Nhờ cuộc hải chiến này, Trung Quốc đã mở được cánh cửa để tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa với các nước liên quan như Việt Nam, Philíppin và Malaixia… Năm 1995, Trung Quốc lại tiến thêm một bước, chiếm đảo Mỹ Tế (đảo Đá Vành Khăn) gần Philippines. Cộng thêm 6 đảo mà Trung Quốc giành quyền kiểm soát vào năm 1988, tới nay Trung Quốc đã đưa quân đội tới đóng ở 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Dù vậy, trước năm 2010, ngoài việc cố thủ ở quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc vẫn thiên về tuyên bố ngoại giao hơn là hành động thực chất. Nhưng từ năm 2010 trở đi, Trung Quốc rõ ràng đã chuyển sang xu hướng cứng rắn trong vấn đề Biển Đông. Trước tiên là việc quân đội Trung Quốc bắt đầu cử tàu chiến, tàu công vụ tới tuần tra dày đặc ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Philippines và Việt Nam chuẩn bị thăm dò khai thác dầu khí. Hành động này quả thực đã khiến Philippines phải dừng kế hoạch khai thác dầu ở vùng biển thuộc bãi Lễ Nhạc (bãi Cỏ Rong).
Tiếp đó, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thực hiện quyền quản lý đối với các đảo ở Biển Đông, chủ động hơn trong việc điều tra thủy văn Biển Đông. Hơn nữa, Trung Quốc còn khuyến khích ngư dân ra quần đảo Trường Sa đánh bắt cá, trực tiếp dẫn ngư dân ra đây tuyên bố chủ quyền trước Việt Nam và Philippines. Sau sự kiện bãi cạn Scarborough, Trung Quốc càng thể hiện sức mạnh trực tiếp hơn. Bắc Kinh đã sử dụng tàu hải giám để bảo vệ ngư dân Trung Quốc tác nghiệp tại vùng biển thuộc đảo Hoàng Nham và đối đầu với tàu chiến của Philippines. Ở vòng ngoài, Bắc Kinh sử dụng tàu chiến làm nhiệm vụ sẵn sàng chi viện. Nhờ cách dùng “binh đao” theo kiểu không đổ máu này, Bắc Kinh đã giành được quyền kiểm soát đối với đảo Hoàng Nham, chỉ còn thiếu mỗi việc là đưa quân ra đồn trú, biến nơi đây trở thành cứ điểm chuyển tiếp quan trọng trong việc chuyển hướng xử lý vấn đề Biển Đông từ phòng thủ sang tấn công.
Sau khi giành quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough vốn không có quân đồn trú, vào tháng 5/2013, Trung Quốc lại hướng tầm mắt vào chiếc tàu quân sự phế liệu mắc cạn ở bãi Cỏ Mây đang có binh sĩ Philippines đồn trú. Trung Quốc sử dụng tàu chiến, tàu hải giám và tàu cá trực tiếp uy hiếp, khiến Philippines không dám tiếp viện cho quân đồn trú trên đó. Mục đích của Trung Quốc không ngoài việc khiến Philippines gặp phải khó khăn, nản lòng phải rút binh sĩ đi và giành lấy quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây.


Căng thẳng ở Biển Đông diễn biến nguy hiểm
Christian Le Miere, chuyên gia cấp cao về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ngày 29/5, cho rằng vụ giết hại ngư dân đảo Đài Loan (ngày 9/5) cho thấy hình ảnh một Biển Đông khá mới mẻ. Đó là nguy cơ sử dụng khu vực biển này làm nơi giải quyết những bức xúc, bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Vụ việc càng chứng tỏ Biển Đông vẫn là một khu vực bất ổn và rất dễ bùng phát thành xung đột với sự hiện diện của quân đội các nước, các bên có tuyên bố chủ quyền. “Ngoại giao pháo hạm” đã được áp dụng để tạo sức mạnh răn đe ngay tại vùng biển quốc tế.
Tại Singapore, Mỹ đã triển khai siêu hạm USS Freedom. Là một trong 4 tàu tác chiến ven bờ tối tân của Hải quân Mỹ, USS Freedom sẽ có mặt ở đảo quốc Singapore trong một vài năm tới. Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự sẽ tác động đáng kể tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như bức tranh chiến lược tại khu vực này.

STL (Theo Tổ Quốc)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.