Người Nga nhanh tay kiếm lời từ vụ nổ thiên thạch
18 Tháng Hai 2013 1:07 CH GMT+7
Rất nhanh sau vụ nổ thiên thạch tại thành phố Chelyabinsk, nhiều người Nga nhanh nhạy đã tận dụng cơ hội hiếm có này để kiếm tiền bằng cách bán các mảnh vỡ thiên thạch.

Sáng 15/2, người dân khu vực vùng núi Ural của Nga, nhất là thànhphố Chelyabinsk đã được phen tá hỏa khi một thiên thạch lớn đã bay qua và phát nổ trên bầu trời khu vực này. Sức công phá của vụ nổ được NASA ước tính tương đương 20 quả bom nguyên tử, đã thổi bay cửa kính nhiều tòa nhà khiến hơn 1200 người bị thương.

Những mảnh thiên thạch rơi xuống với tốc độ lên tới 30km/giây là mối hiểm nguy chết người. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội kiếm tiền với không ít người. Theo tờ Moscow Times,ngay trong buổi chiều cùng ngày nhiều người đã rao bán trên mạng những “mảnh vỡcủa thiên thạch”.
 

Trên một trang mạng, một mảnh vỡ 2 cm của tảng thiên thạch ướctính nặng 7000 tấn được rao bán với giá 500 rúp, tương đương 16,6 USD. “Tôi bánmảnh vỡ này bởi với tôi nó chẳng có ích gì. Có một số vết xước nhưng nhìn chung nó vẫn trong tình trạng hoàn hảo”, một cư dân mạng có tên Alexei, đến từ khu vực Magnitogorsk của vùng Chelyabinsk cho biết.
Một cư dân mạng khác có tên Dmitry thì đang rao bán đấu giá 3,7gmảnh vụn được chủ nhân quảng cáo là tìm thấy bên hồ Chebarkul, cách Chelyabinsk 60km về phía Tây, nơi vật thể này được cho là đã rơi xuống. Hiện người bán chưa đưa ra mức giá tối thiểu.
Các mảnh thiên thạch được rao bán giữa lúc chính quyền cảnh báo người dân không nên chạm vào. Phóng viên Andrei Kondrashov của một tờ báo địa phương chia sẻ trên Twitter rằng anh được một quan chức cảnh báo không nên chạm vào các mảnh vỡ.
“Ông ấy cảnh báo rằng khu vực Ural không có phóng xạ nhưng không nên chạm vào các mảnh vỡ vì có thể sẽ bị nhiễm độc”,phóng viên Kondrashov viết.
Có cung thì ắt có cầu. Theo trang tin vềlĩnh vực vũ trụ Space.com, rất đôngcác nhà sưu tầm đá vũ trụ đang đổ về khu vực Chelyabinsk của Nga để tìm kiếmcác mảnh vỡ. “Đây chính là sự kiện lớn nhất trong thế hệ của chúng ta”, nhà kinh doanh đá vũ trụ Michael Farmer tại Tucson, bang Arizona, Mỹ khẳng định. “Sựkiện này rất thú vị đối với các nhà khoa học, người sưu tầm và may mắn thay, có vẻ sẽ có rất nhiều mảnh vỡ”.
Trong khi phần lớn các mảnh thiên thạch đã bị cháy trong khí quyển, một số mảnh đủ lớn có thể đã rơi xuống đất. Marc Fries, một chuyên gia tìm kiếm thiên thạch và là nhà khoa học cấp cao tại Viện khoa học hành tinh tại Tucson cho biết.
Các thiên thạch rơi xuống Trái Đất thường được xếp vào 2 nhóm: sắt hoặc đá. Các thiên thạch sắt có khoảng 90% thành phần là sắt trong khi các thiên thạch thuộc nhóm đá sẽ có tỷ lệ lớn là đá và chỉ một ít kim loại.
Nhà kinh doanh đá Farmer cho biết ông sẽ lên đường sang Nga sớm nhất khi có thể. “Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội này”, Farmer nói và cho biết thêm rằng những nhà sưu tầm ông biết đều đã sẵn sàng tới Nga. “Tôi cho rằng sẽ có rấtnhiều mảnh vỡ được rao bán trên thị trường trong vài ngày tới”.
Giá trị của các thiên thạch được quyết định bởi mức độ hiếm của loại đá. Thành phần cấu tạo của nó càng lạ thường và số lượng mảnh vỡ tương tự trên thị trường càng ít thì giá càng cao. Nhà kinh doanh này khẳng định.

Nguồn: dantri.com.vn
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.