Việt Nam, Malaysia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
13 Tháng Sáu 2023 8:02 CH GMT+7
Ủy ban Nhân dân TP.HCM phối hợp với cơ quan ngoại giao Malaysia tại Việt Nam tổ chức chương trình kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào sáng 13.6 tại Nhà hát Thành phố.

Sự kiện có sự tham dự của ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM. Đại diện phía Malaysia là Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Tan Yang Thai và Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM Wong Chia Chiann.

Việt Nam, Malaysia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - Ảnh 1.

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Malaysia tại sự kiện. LAM VŨ

Phát biểu tại sự kiện, ông Mãi nhắc lại lịch sử hình thành và phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia hiện nay. Vào ngày 30.3.1973, Malaysia trở thành quốc gia đầu tiên trong ASEAN công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Đến năm 1976, hai nước mở đại sứ quán tại thủ đô của hai quốc gia.

Kể từ năm 1991, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã bước vào giai đoạn phát triển mới, mở rộng nhiều lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ hợp tác song phương cũng như trong ASEAN. Đến năm 2015, hai nước nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược, đưa hợp tác song phương lên tầm cao mới.

"Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng gần gũi, cùng nhìn ra Biển Đông và cách nhau chỉ hai giờ bay, cùng chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa và có sự hợp tác mang tính bổ sung cao. Không gian kết nối và phát triển chung giữa Việt Nam cũng như TP.HCM với Malaysia còn vô cùng rộng lớn và những thành tựu chúng ta đạt được mới chỉ là bước khởi đầu", ông Mãi nói trong bài phát biểu.

Theo Đại sứ Tan Yang Thai, hoạt động trao đổi đoàn cấp cao là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa Malaysia và Việt Nam. Ông nhắc lại việc Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 vào tháng trước. Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia Zambry Abdul Kadir bên lề Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 32 vào tháng 2 năm nay.

Đại sứ Tan Yang Thai cũng cho biết về thương mại, Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 2 trong các nước ASEAN sau Thái Lan. Năm ngoái, tổng thương mại song phương tăng 23%, trị giá hơn 19 tỉ USD và chủ yếu bao gồm các sản phẩm điện, điện tử và xăng dầu.

"Malaysia nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội to lớn tại Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước. Một số lĩnh vực mà cả hai quốc gia có thể hợp tác bao gồm phát triển bất động sản, thực phẩm & đồ uống và các sản phẩm halal, du lịch, sản phẩm y tế và dược phẩm, dịch vụ tài chính, năng lượng và điện lực bao gồm năng lượng tái tạo, và kinh doanh các sản phẩm hạ nguồn dầu khí", đại sứ Malaysia nói.

Với TP.HCM, Malaysia hiện xếp thứ 6 trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD. Về thương mại, tổng giá trị thương mại hai chiều giữa TP.HCM và Malaysia đạt 5,4 tỉ USD vào năm 2022, đưa Malaysia vào bảng xếp hạng 10 đối tác thương mại lớn nhất của thành phố.

Du lịch cũng góp phần đáng kể trong việc tăng cường quan hệ hai nước. Trong năm 2022, Việt Nam đã đón hơn 700.000 lượt khách Malaysia, tăng 10% so với năm trước. Ở chiều ngược lại, Malaysia đã trở thành điểm đến được ưa thích của du khách Việt Nam, với hơn 400.000 lượt khách đến khám phá Malaysia.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.