Sứ mệnh hòa bình giữa chiến sự căng thẳng tại Ukraine
17 Tháng Sáu 2023 7:29 CH GMT+7
Thủ đô Kyiv của Ukraine hứng chịu đợt tấn công tên lửa ngay thời điểm nhóm nhà lãnh đạo châu Phi có mặt để tìm giải pháp cho xung đột.

Đề xuất của châu Phi

Ngày 16.6, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cùng người đồng cấp các nước Senegal, Zambia, Comoros và đại diện một số nước khác đã đến Ukraine nhằm làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình giữa Kyiv và Moscow.

Sứ mệnh hòa bình giữa chiến sự căng thẳng tại Ukraine  - Ảnh 1.

Các lãnh đạo châu Phi tại thị trấn Bucha ở ngoại ô Kyiv ngày 16.6. Reuters

Sau khi đối thoại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các nhà lãnh đạo châu Phi dự kiến sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại TP.St. Petersburg (Nga) trong hôm nay (17.6).

Reuters đưa tin mục đích của chuyến thăm là nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và khuyến khích các bên trong xung đột đồng ý một tiến trình đàm phán ngoại giao. Các lãnh đạo châu Phi được cho là có thể đưa ra nhiều đề xuất nhằm xây dựng lòng tin gồm kêu gọi Nga rút quân, đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus, hoãn thi hành lệnh bắt của Tòa Hình sự quốc tế đối với Tổng thống Putin, nới lỏng lệnh cấm vận của phương Tây. Sau đó, một thỏa thuận đình chiến sẽ được đàm phán với sự tham gia của Nga và phương Tây.

Kyiv trước đó nhấn mạnh điều kiện để đàm phán là Moscow phải rút toàn bộ lực lượng khỏi lãnh thổ Ukraine. Hãng tin Sputnik hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin sẵn sàng với mọi liên lạc nhằm thảo luận giải pháp cho xung đột.

Ukraine gặp khó

Cùng ngày, còi báo động vang lên khắp thủ đô Kyiv khi các lãnh đạo châu Phi đang có mặt. Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi không quân Ukraine thông báo phát hiện các tên lửa được phóng từ biển Đen lên hướng bắc về phía Kyiv. Ukraine nói đã ngăn chặn 6 tên lửa bội siêu thanh Kinzhal, 6 tên lửa hành trình Kalibr và 2 máy bay không người lái.

Mặt khác, Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW-Mỹ) thông báo lực lượng Ukraine tiếp tục phản công tại ít nhất 3 hướng và được cho là đạt tiến triển thêm. Phát ngôn viên Andriy Kovalov của Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm qua tuyên bố đã đạt thành công một phần trong nỗ lực tấn công và phòng thủ tại nhiều hướng.

Các nghị sĩ Mỹ đề xuất tịch thu tài sản Nga chuyển cho Ukraine

Các thượng nghị sĩ Mỹ vừa công bố dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden tịch thu tài sản của Nga và chuyển cho Ukraine để tái thiết. Theo tờ Financial Times, dự luật do thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Risch và đồng nghiệp Dân chủ Sheldon Whitehouse đề xuất và cũng được một số nghị sĩ của hai đảng tại Hạ viện ủng hộ. Các nghị sĩ Mỹ cho rằng Nga chịu trách nhiệm cho gánh nặng tài chính trong việc tái thiết Ukraine. Do đó, tài sản của Nga bị đóng băng tại Mỹ nên được chuyển cho Ukraine, thay vì dùng tiền thuế của Washington. Từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022, các nước phương Tây đã tịch thu khoảng 300 tỉ USD tài sản của Nga.

Mặc dù được kỳ vọng cao nhưng cuộc phản công tiến triển chậm trước sự chống trả mạnh mẽ của Nga. Trong cuộc phỏng vấn với NBC News hôm 15.6, Tổng thống Zelensky nói tin tức từ tiền tuyến "nhìn chung tích cực nhưng vẫn rất khó khăn" vì phải đối diện sự kháng cự rất cứng rắn.

Tư lệnh các lực lượng bộ binh Ukraine Oleksandr Syrskyi hôm qua cũng thừa nhận đang đối đầu với sự kháng cự dữ dội của Nga quanh TP.Bakhmut, khi Moscow đưa các sư đoàn tốt nhất với pháo binh và máy bay yểm trợ đến đây, theo Reuters. Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày thông báo lực lượng Ukraine chịu tổn thất nặng nề tại Donetsk và phía nam tỉnh này, tâm điểm của cuộc phản công.

Dù vậy, Cố vấn Mykhailo Podolyak của Chánh văn phòng tổng thống Ukraine nói đây mới chỉ là màn kiểm tra tiền tuyến và cuộc phản công đúng nghĩa còn chưa diễn ra. 

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.