Tăng cường quan hệ hợp tác Nga - Việt
24 Tháng Mười Hai 2013 12:07 SA GMT+7
Tờ Asian Times đăng bài viết của tác giả Roberto Tofani viết: Nga và Việt Nam hiện đang xây dựng lại các mối quan hệ bền chặt về thương mại, công nghiệp và chiến lược.

Các mối quan hệ này đã “đứng vững trước thử thách của thời gian, tồn tại qua một loạt các sự kiện bi thương của thế kỷ 20, những thay đổi lớn lao trên thế giới cũng như tại hai quốc gia của chúng ta”, Tổng thống Nga Vladimir Putin viết như vậy trong một bài được đăng tải trên truyền thông của nhà nước Việt Nam trước chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội vào ngày 12/11. Sau đó ông Putin đã trích dẫn lời của người anh hùng giành độc lập cho Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nói rằng lời nói của Người vẫn đang “chỉ lối tinh thần” cho người dân của cả hai dân tộc.

Ngoài những lời nói, ông Putin và người đồng cấp Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, đã ký 17 hiệp định song phương về tăng cường hợp tác chiến lược và anh ninh. Các thỏa thuận song phương sẽ thúc đẩy vai trò của Matxcơva đối với các nền kinh tế đang lên và hội nhập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các thỏa thuận này cũng tăng tầm ảnh hưởng của Nga đối với các tranh chấp lãnh thổ đang leo thang ở khu vực Biển Đông tạo thế đứng cho Việt Nam trước Trung Quốc.

Trong bài viết ngoại giao của mình, ông Putin không đề cập đến Biển Đông mà tập trung vào những kết quả hợp tác thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế song phương, kể cả sự phát triển năng lượng chung. Ông Putin lưu ý rằng sự hợp tác mới trong lĩnh vực dầu khí sẽ là “hai chiều và có đi có lại”.

Rosneft, một công ty dầu lửa hợp nhất với phần vốn sở hữu chủ yếu thuộc chính phủ Nga, và công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam đã ký kết các thỏa thuận để tăng cường các hoạt động khai thác và sản xuất chung trên thềm lục địa của hai nước. Thỏa thuận này mang lại cho PetroVietnam sự ưu ái hiếm thấy đối với một công ty nước ngoài trong việc khai thác nguồn hydrocarbon ở biển Pechora, tây bắc vùng Bắc Cực thuộc Nga.

Gazprom và PetroVietnam đã thành lập liên doanh đầu tiên Gazpromviet vào năm 2006 và cũng sẽ mở rộng các hoạt động hợp tác theo như các thỏa thuận này, bao gồm cả việc cùng phát triển các mỏ dầu khí ở vùng Orenburg của Nga. Gazprom, nhà cung cấp khí lớn nhất thế giới, đã  nhất trí với các thỏa thuận mới để đầu tư 3 tỷ USD vào nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất của PetroVietnam nhằm tăng gấp đôi sản lượng lên 10 triệu tấn dầu mỗi năm vào năm 2015.

Nga cũng hướng đến việc đóng vai trò đi đầu trong việc phát triển ngành năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Matxcơva đã đồng ý cấp cho Hà Nội một khoản vay 8 tỷ USD để công ty Rosatom xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, nhà máy Ninh Thuận 1. Dự án này sẽ được khánh thành vào năm 2023 và các kế hoạch đang được triển khai nhằm xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân, bài viết của ông Putin cho biết.


Năm 2009, Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm diesel do Nga sản xuất trong một thương vụ trị giá 2 tỷ USD. Được biết, con tàu đầu tiên đã được bàn giao vào ngày 7/11 vừa qua và theo kế hoạch, con tàu thứ hai sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Những thương vụ đó cũng như những thỏa thuận không được tiết lộ trong tháng này đánh dấu một xu hướng đang đi lên, theo ý kiến của các nhà phân tích.

“Việt Nam đã trở thành một trong những nước mua vũ khí lớn nhất của Nga trên thế giới”, ông Dmitry Gorenburd, nhà phân tích kỳ cựu tại trung tâm nghiên cứu Nga và Âu-Á Davis thuộc Đại học Havard, nói. Đồng thời, Nga đang từng bước triển khai việc sản xuất tại Việt Nam theo giấy phép được Nga cấp các thiết bị quân sự tiên tiến với sự hỗ trợ của các công ty vũ khí Nga, theo bài viết của ông Putin.

Trong khi các thỏa thuận vũ khí này hiển nhiên sẽ khuấy động các vùng biển đang dậy sóng trên Biển Đông, quan điểm chiến lược của Nga dường như đang vươn xa hơn. Matxcơva được biết đến là đang tìm kiếm một cứ quân sự nước ngoài và các khu vực nước sâu của Việt Nam tại Vịnh Cam Ranh sẽ là hải cảng lý tưởng cho Nga trong việc khẳng định lại chiến lược chính trị và quân sự trong khu vực. Căn cứ này gần các tuyến đường biển chủ chốt và sẽ là nơi thường trú chiến lược cho việc giám sát các chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp.
 
Từng được sử dụng bởi Pháp, Nhật Bản và Mỹ trong suốt các giai đoạn lịch sử khác nhau, Cam Ranh nằm dưới sự quản lý của Liên Xô từ năm 1979 đến năm 2002. Nga đã rút lực lượng của mình sau khi chính quyền Việt Nam yêu cầu 300 triệu USD phí thuê hàng năm. Về mặt ý nghĩa,  căn cứ này là nơi bắt nguồn cho sự cạnh tranh địa chính trị khi cả Mỹ, Nhật Bản và Nga đã thực hiện các chuyến thăm chính thức cấp cao trong hai năm qua.

Trong chuyến thăm tới Hà Nội vào tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hứa hỗ trợ đào tạo thủy thủ và chuyển giao công nghệ cho hải quân Việt Nam khi Nga bàn giao các tàu ngầm diesel mà chắc chắn là sẽ neo đậu tại Cam Ranh.

Chính phủ Việt Nam khẳng định nước này sẽ không cho phép bất kỳ  nước ngoài nào lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, và các cơ sở sửa chữa và thương mại tại Cam Ranh. Nhưng Matxcơva có thể đã đi trước bằng thương vụ tàu ngầm với Hà Nội. Theo một bản tin  trên tờ báo Nga hàng ngày Pravda, Nga sẽ cung cấp các phương tiện hậu cần và sửa chữa mới nhằm hỗ trợ cho các tàu ngầm neo đậu tại Cam Ranh vào năm 2015.

Một số nhà phân tích chính trị đã so sánh sự quan tâm to lớn lần này của Nga đối với khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là các mối quan hệ được nâng cao với Việt Nam với chính sách được gọi là “xoay trục” của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mỹ cho biết đến năm 2020 nước này sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân sang khu vực này theo chính sách mà nhiều người coi là một nỗ lực để kiềm chế ảnh hưởng đang trỗi dậy của Trung Quốc.

Tham vọng của Nga ở khu vực này, mặc dù có một yếu tố chiến lược mạnh mẽ, nhưng ít đối đầu hơn và mang động cơ thương mại nhiều hơn. Năm 2012, Nga đã thành lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Trung Quốc và Việt Nam và hiện tại đang bán vũ khí cho cả hai nước này. Ví dụ, các cuộc đàm phán về việc bán các máy bay phản lực chiến đấu Su-35 của Nga cho Trung Quốc hiện vẫn đang tiếp tục với một thỏa thuận có khả năng đạt được vào năm 2014.

Nga mạnh mẽ tuyên bố sẽ đứng trung lập trong các tranh chấp trên Biển Đông và rất có khả năng sẽ tìm cho mình một vị trí thông qua các mối quan hệ hợp tác năng lượng với Việt Nam để tham gia vào việc khai thác chung các mỏ dầu khí được tìm thấy ở các khu vực tranh chấp. Trung Quốc đã đề xuất hợp tác khai thác chung với Việt Nam trong mấy tháng gần đây.

Ưu tiên của Nga là tận dụng các cơ hội kinh tế đang nổi lên từ sự hội nhập của ASEAN hơn là đối đầu hay đối trọng với vị thế tương đối mạnh của Trung Quốc. Thương mại song phương giữa Nga với Việt Nam đã tăng 20% trong năm ngoái, đạt 3,6 tỷ USD. Đây vẫn chỉ là một con số khiêm tốn so với dòng thương mại ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đạt tới 23,1 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Trong khi các đề nghị kinh tế của Nga đang được chào đón nồng nhiệt thì nền kinh tế mở rộng của Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với người láng giềng phương Bắc. /.

Theo Vietnam.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.