Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Ngang hàng đối thoại
30 Tháng Mười Hai 2013 11:40 SA GMT+7
Nhiều chuyên gia cảnh báo, Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông của Trung Quốc có thể trở thành ngòi nổ của một cuộc xung đột mới ở Đông Bắc Á. Còn Hãng Reuters Anh cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập ở Biển Đông, bất kể từ góc độ quân sự hay chính trị, đều mang ý nghĩa to lớn. Bởi khẳng định vị thế nước lớn của Trung Quốc trong khu vực và đáp trả trước chiến lược quay lại Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc, chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang bị Trung Quốc chi phối. Giới quân sự cho rằng, Biển Đông dù sao cũng không phải là biển Caribbe, nên hoạt động tuần tra của Hải quân Mỹ tại khu vực này chắc chắn động chạm tới Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không ngừng khiến cho Mỹ cảm thấy sự khác biệt này.

Nhận định khác nhau về tàu sân bay Liêu Ninh và ADIZ

Ngày 23/12, tờ Phương Đông cho biết, ngày 22/12, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã hoàn thành cuộc thử nghiệm khoa học và huấn luyện ở Biển Đông. Theo đó, tàu Liêu Ninh đã hoàn thành hơn 100 khoa mục thử nghiệm và huấn luyện ở Biển Đông, các chỉ tiêu kỹ chiến thuật như hệ thống tác chiến, hệ thống động lực và tính năng hoạt động của tàu chiến cũng được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, công tác thử nghiệm và huấn luyện vẫn diễn ra cho tới ngày 3/1/2014. So với trước đây, đây là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh đến vùng biển khác để thử nghiệm với cự ly xa, cùng thời gian dài và cường độ cao. Theo chỉ huy tàu sân bay Liêu Ninh Trương Tranh cho biết, Biển Đông là vùng biển rộng lớn và sâu, sóng to gió lớn, thích hợp với tàu cỡ lớn như tàu sân bay thử nghiệm và huấn luyện. Cũng trong ngày 23/12, trang mạng Rappler Philippines cho biết, mặc dù Bộ Ngoại giao Philippines đã cảnh báo, nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành hơn 100 thử nghiệm đối với tàu Liêu Ninh ở Biển Đông - khu vực đang có tranh chấp với nước này.

 
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc

Cùng ngày 23/12, tờ Asahi Shimbun Nhật Bản cho rằng, thái độ ngày càng kiên quyết và cứng rắn của Bắc Kinh chứng tỏ, giới tướng lĩnh Hải quân Trung Quốc kỳ vọng có thể “ngang hàng đối thoại” với Mỹ. Tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản dẫn lời giới chuyên gia bình luận, tuy hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc phải mất vài năm mới có sức chiến đấu, nhưng Liêu Ninh đã có thể được sử dụng như một công cụ để đe dọa, uy hiếp. Trước đó (22/12), Tân Hoa xã dẫn nhận định của chuyên gia phân tích chiến lược Australia, nhà sáng lập Quỹ Khoa học công nghệ Canberra Rose Babic: Thông qua việc điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông, Trung Quốc khẳng định vị thế nước lớn đối với khu vực này, còn phản ứng của tàu Mỹ hôm 5/12 giúp Bắc Kinh khẳng định: Chúng tôi vẫn là lực lượng mạnh nhất tại đây.

Có người cho rằng, sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông, lập trường của Mỹ và Nhật Bản về vấn đề này đã xuất hiện sự “không ăn nhịp”. Theo đó, sự tin cậy của Tokyo đối với Washington không phải tăng lên, mà giảm đi, còn Trung Quốc có thể thông qua vấn đề này chủ động tấn công để “làm suy yếu và tan rã” đồng minh quân sự Mỹ - Nhật. Giới quân sự nhận định, có 4 lý do khiến Bắc Kinh không dám mạo hiểm ở Biển Đông cho dù sau khi lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã nhiều lần úp mở khả năng thiết lập ADIZ tại khu vực này. Thứ nhất, Trung Quốc chưa đủ khả năng, năng lực quốc phòng để xác lập thêm một ADIZ hoàn chỉnh sau khi thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Thứ hai, mối quan hệ thương mại với ASEAN ngày càng trở nên gắn bó hơn, khiến Trung Quốc không dám mạo hiểm thiết lập ADIZ mới vì sợ làm mất lòng các nước ASEAN. Thứ ba, tình hình tranh chấp ở Biển Đông chưa cẳng thẳng đến mức phải xác lập ADIZ. Thứ tư, nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ tại Biển Đông sẽ tạo cớ để Mỹ, Nhật Bản có thể tập hợp lực lượng gia tăng khả năng, mức độ và không gian kiềm chế Trung Quốc.

Giới phân tích đã chỉ ra 4 yếu tố chi phối chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Thứ nhất, tình hình tài chính không lạc quan của Mỹ. Thứ hai, tình hình an ninh tại các khu vực trên thế giới. Thứ ba, thái độ của các nước châu Á. Thứ tư, tình hình phát triển của Trung Quốc. Giới quân sự cho rằng, có 5 lý do khiến Trung Quốc coi thường tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt của Mỹ cho dù trị giá tới 2,5 tỉ USD/chiếc, đắt ngang một tàu sân bay. Thứ nhất, đây chỉ là tàu khu trục thí nghiệm. Thứ hai, khác xa với quảng cáo. Thứ ba, đây chỉ là một hình thức khoe của. Thứ tư, chỉ để làm cảnh. Thứ năm, có thể sao chép dễ dàng.

Nhật Bản tăng ngân sách

Ngày 24/12, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách trị giá hơn 95.880 tỉ yen (khoảng 922 tỉ USD). Đa phần trong số tiền này được dùng để phát triển kinh tế và quốc phòng. Giới chuyên môn cho rằng, vì cần tăng cường bảo vệ lãnh thổ biển đảo với Trung Quốc, nên Nhật Bản đã nâng chi tiêu quốc phòng lên 4.880 tỉ yen, tương đương 5,1% tổng số ngân sách này. Ngoài việc tăng lương cho binh sĩ, một khoản khá lớn được dùng để mua vũ khí. Theo đó, Nhật Bản sẽ chi 1,7 tỉ yen để mua 2 phương tiện đổ bộ và 100 triệu yen cho nghiên cứu đưa máy bay vận tải Osprey của Mỹ vào hoạt động khi 17 đơn vị theo kế hoạch sẽ gia nhập Lực lượng Phòng vệ (SDF) trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường quốc phòng trung hạn.

Ngoài ra, Tokyo còn dành 63,8 tỉ yen để mua 4 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và 38,3 tỉ yen mua các trang thiết bị và huấn luyện quân nhân điều khiểu loại máy bay này. Đây là khoản tăng lớn nhất trong gần hai thập kỷ qua và là năm tăng thứ hai liên tiếp cho ngân sách quốc phòng kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cảm thấy hài lòng trước quyết định kể trên bởi theo ông khoản chi này đủ để triển khai kế hoạch xây dựng 5 năm của lực lượng quốc phòng. Trước đó (20/12), Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi ngân sách quốc phòng năm 2014 (NDAA) trị giá 552,1 tỉ USD. Số tiền này chủ yếu chi cho hoạt động tại các căn cứ quân sự, thiết bị quốc phòng, huấn luyện binh sĩ vì chỉ có 1% dùng để tăng lương.

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Nhật Bản, ông Shinichi Kitaoka, cố vấn về an ninh quốc gia của Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo phe chủ trương sử dụng và mở rộng “Quyền tự vệ tập thể” tuyên bố, nếu Trung Quốc cắt giảm ngân sách quốc phòng và từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Nhật Bản sẽ xem xét bỏ quyền tự vệ tập thể. Ông Shinichi Kitaoka là người từng đề cập về cái gọi là “Trung Quốc uy hiếp luận”. Ngày 23/12, Hãng Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp đạn dược cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại nam Sudan, mở đường cho Tokyo lần đầu tiên cung cấp đồ quân dụng cho quân đội nước ngoài hoặc lực lượng của LHQ. Đây là động thái được dư luận đặc biệt quan tâm.

 
Tàu đổ bộ trực thăng DDH-181 của Hải quân Nhật Bản

Tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) cho rằng, Thủ tướng Shinzo Abe đã có một năm bận rộn trên mặt trận ngoại giao nhằm chấn hưng kinh tế và duy trì hình ảnh đất nước mặt trời mọc như quốc gia yêu chuộng hòa bình, đồng thời nỗ lực kiềm chế Trung Quốc. Bởi sau khi nhậm chức (tháng 12/2012), hầu như tháng nào Thủ tướng Shinzo Abe cũng công du nước ngoài. Tuy đã tới 10 quốc gia ASEAN và tổ chức hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN kỷ niệm 40 năm quan hệ (14/12), nhưng Thủ tướng Shinzo Abe không dự một hội nghị cấp cao nào với Trung Quốc và Hàn Quốc bởi Tokyo đang có tranh chấp lãnh thổ biển với Bắc Kinh (tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) và Seoul (tại quần đảo Dokdo/Takeshima). Theo tờ Asahi Shimbun, quan hệ Tokyo - Bắc Kinh - Seoul là chủ đề nổi cộm nhất trên báo chí Nhật Bản suốt năm 2013 và sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm trong năm 2014.

Tranh giành đồng minh

Ngày 23/12, tờ Business Standard Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đang chế tạo một tàu sân bay động cơ hạt nhân, thể tích lớn đủ để thách thức với Hải quân Mỹ. Còn có tin nói rằng, bản vẽ thiết kế của tàu sân bay này dựa trên cơ sở bản vẽ tàu sân bay động cơ hạt nhân 80.000 tấn của Liên Xô trước đây. Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng sẽ to hơn Liêu Ninh - nặng 80.000 tấn, có thể chứa 60 máy bay và chạy bằng năng lượng hạt nhân. Giới truyền thông Nga cho rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo tàu sân bay khổng lồ lớp 110.000 tấn, còn báo chí Anh nhận định, tàu sân bay nội địa sẽ được Bắc Kinh chế tạo ở Đại Liên. Ngày 22/12, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn bài viết “Trung - Nga có thể lật đổ Mỹ?” của tác giả J. Michael Cole.

Giáo sư Park Hwee-rhak thuộc Trường đại học Kookmin (Hàn Quốc) cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở liên minh Mỹ - Hàn hay Mỹ - Nhật thì khó giảm bớt mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Do đó, Mỹ phải nỗ lực tích cực hơn để tăng cường quan hệ với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhà phân tích Dan Pinkston nhận định, mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố về một thế giới đa cực nhưng Bắc Kinh vẫn thích đàm phán song phương nhằm tận dụng hiệu quả sức mạnh kinh tế và chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới với đối tác. Theo giới truyền thông, từ tháng 3 đến nay, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đi thăm tổng cộng 22 quốc gia với nỗ lực “ngoại giao tài nguyên”, trong đó có các nước ở châu Phi và Mỹ Latinh. Giới truyền thông cho rằng, Trung Quốc muốn hòa hoãn với Mỹ, nhưng thách thức Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

Ngày 23/12, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) công bố báo cáo cho rằng, chiến lược chuyển trục Châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama di chuyển chậm chạp trong cả năm qua do phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng từ “chủ nghĩa độc đoán và quyết đoán” của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á tại CFR Elizabeth Economy nhận định, các thách thức tạo ra từ chiến lược của Bắc Kinh đối với châu Á cũng quan trọng như ý định tái cân bằng trọng tâm chiến lược của Washington với khu vực này.

Chạy đua vũ trang

Ngày 23/12, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua đề xuất mua 262 tên lửa của Israel để trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-I của hải quân nước này. Hội đồng Mua sắm quốc phòng Ấn Độ cũng đã thông qua hai dự án bị trì hoãn từ lâu cho hải quân nước này - mua 2 tàu cứu hộ tàu ngầm nước sâu trị giá 15 tỉ rupee và mua 16 tàu tác chiến chống ngầm có thể hoạt động tại những khu vực nước nông trị giá 130,44 tỉ rupee. Ngoài ra, Hội đồng Mua sắm quốc phòng Ấn Độ còn thông qua đề xuất mua 41 máy bay trực thăng hạng nhẹ hiện đại sản xuất trong nước Dhruv cho lục quân trị giá 3 tỉ rupee. Tổng trị giá các thương vụ mua sắm này lên tới 157,24 tỉ Rupee (khoảng 2,53 tỉ USD).

Ngày 20/12, phát biểu tại lễ tốt nghiệp của 149 học viên sĩ quan không quân tại căn cứ không quân Adi Soemarmo ở Surakarta, Tư lệnh Không quân Indonesia, Nguyên soái Ida Bagus Putu Dunia, cho biết, nước này sẽ mua 24 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ để hiện đại hóa hệ thống vũ khí phòng thủ của nước này. Ngoài máy bay chiến đấu F-16, quân đội Indonesia cũng sẽ đặt mua một máy bay vận tải C-130 Hercules, một chiếc CN2 9.000 và 4 radar để trang bị cho không quân. Dự kiến, trong gần 10 năm tới, Indonesia có thể mua hơn 100 máy bay chiến đấu mới.

Tạp chí Quốc phòng của Anh Janes Defenced Weekly cho biết, Hải quân Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp mạnh cho 2 tàu tuần tiễu thuộc lớp Hamilton mua lại của Mỹ là PF-15BRP Del Pilar và PF-16 BRP Ramon Alcaraz. Hải quân Philippines cũng có kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ trên 2.000 tấn để nâng cao khả năng tác chiến trên Biển Đông. Động thái của Philippines nhằm đáp trả trước khả năng gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Giới quân sự Nga cho rằng, mấy năm gần đây, Trung Quốc đã có một số điều chỉnh trong hệ thống chỉ huy và cơ cấu tổ chức lực lượng không quân. Theo đó, mỗi sư đoàn không quân thuộc các quân khu được biên chế khác nhau. Hiện không quân Trung Quốc có 33 sư đoàn - 3 sư đoàn ném bom, 4 sư đoàn tiêm kích ném bom, 24 sư đoàn tiêm kích và 2 sư đoàn vận tải. Lực lượng nhảy dù, đổ bộ đường không được bố trí trong 7 đơn vị không quân trực thuộc 7 đại quân khu. Ước tính, lực lượng không quân Trung Quốc hiện có khoảng 400 sân bay, cùng 330.000 quân, trong đó 350 sân bay được bố trí thường xuyên và phân tán cho việc triển khai nhiệm vụ cấp chiến dịch. Mỗi sân bay thường bố trí một binh đoàn không quân. Các căn cứ không quân chính thường được bố trí 2 đến 3 sân bay và các cơ sở hạ tầng liên quan như hệ thống bảo đảm hậu cần, kỹ thuật.

Giới quân sự nhận định, so với 4 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc tuy chế tạo tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược khá muộn, nhưng đang phát triển loại tàu này tương đối nhanh - dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt mức hiện nay của lực lượng hạt nhân trên biển của Nga. Nhận định kể trên căn cứ vào xu thế tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Theo đó, đến năm 2020, trong biên chế chiến đấu của Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 6 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 và Type 096, có thể mang 80 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 250-300 đầu đạn. Trung Quốc xây dựng 3 căn cứ neo đậu và bảo trì tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Thanh Đảo, Đại Liên và Tam Á.

                                                                                                                      Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.