Tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông: Một năm nổi sóng!
28 Tháng Mười Hai 2013 12:01 SA GMT+7
Với những gì đã và đang diễn ra tại Biển Đông và biển Hoa Đông có thể nói một câu ngắn gọn rằng, 2013 là một năm đầy sóng gió và bất ổn tại khu vực này.

Những căng thẳng kể trên sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2014, thậm chí có thể phát sinh “tình huống đột xuất, bất ngờ” sau khi Trung Quốc công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Giới phân tích nhận định, sau khi Trung Quốc quyết định trở thành cường quốc biển đã xuất hiện một canh bạc lớn tại Biển Đông và biển Hoa Đông; đồng thời khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới và người được hưởng lợi từ những tranh chấp, xung đột này cũng đã lộ diện.

Chuyến công du Đông Bắc Á của Phó tổng thống Mỹ Joe Binden tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (từ 2 đến 7/12) được coi là nhằm giảm nhiệt những căng thẳng đang gia tăng tại biển Hoa Đông. Trước đó (21/7), ông Joe Biden từng có chuyến thăm kéo dài một tuần tới Ấn Độ và Singapore để tái khẳng định cam kết của Washington đối với chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á - Thái Bình Dương.

Dư luận cảnh báo những hiểm họa có thể xảy ra sau khi coi ADIZ là “đường lưỡi bò trên không”, nhất là khi Trung Quốc có kế hoạch chi 5 tỉ USD cho 7 mỏ khí mới ở biển Hoa Đông. Sau khi ký “Dự luật ủy quyền quốc phòng” Mỹ năm 2013 (ngày 3/1), Tổng thống Barak Obama đã thêm nội dung “Bảo vệ Senkaku phù hợp với điều thứ 5 trong Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ” và ghi rõ cụm từ “Mỹ sẽ không chấp nhận hành động đơn phương của một nước thứ 3”.

Biển Đông đang dậy sóng vì sự hung hăng của Trung Quốc

Kể từ đó, nhiều quan chức cấp cao Mỹ đã nhiều lần tái khẳng định quan điểm của Washington đối với tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ ít nhất 2 lần khẳng định: Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi có hiệu lực của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc lo ngại chiến lược chuyển trọng tâm về Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, nhất là khi Washington đang tập trung sức mạnh quân sự vào khu vực này, trong đó có Biển Đông. Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, bang California, Mỹ (7 và 8/6) thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận trên thế giới. Bởi ông Tập Cận Bình muốn phá vỡ “thế cờ cũ” - Mỹ luôn tố cáo, còn Trung Quốc nhượng bộ. Bất chấp những nụ cười trước ống kính truyền thông của ông Tập Cận Bình và ông Barack Obama, Mỹ - Trung vẫn đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai.

Ông Tập Cận Bình từng không ngần ngại tái khẳng định mục tiêu trở thành cường quốc biển sau khi Washington thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm về Châu Á - Thái Bình Dương. Việc hải quân Trung Quốc mở rộng hoạt động tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Mỹ là nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới Washington và các cường quốc khác. Bởi lâu nay Trung Quốc luôn hậm hực về sự hiện diện của tàu do thám, máy bay Mỹ ngoài khơi bờ biển nước này, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.

Giáo sư, Tiến sĩ Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, Trung Quốc đang phát triển các đội tàu bán quân sự và quân sự để phục vụ mưu đồ độc chiếm khai thác tài nguyên tại Biển Đông. Giáo sư Carlyle Thayer cũng cho rằng, Trung Quốc không thay đổi chính sách hăm dọa Philippines và muốn gây sức ép với các nước thành viên ASEAN để có được sự thỏa hiệp nhằm diễn đạt lại dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng tuyên bố, không nên vội vàng ký bất cứ thứ gì về Biển Đông, kể cả COC.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Bắc Kinh từ chối bất kỳ phương pháp tiếp cận đa phương nào để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Bởi theo ông Thường Vạn Toàn, ASEAN không có vai trò trực tiếp trong các bất đồng ở Biển Đông và những tranh chấp này nên được giải quyết bởi các nước liên quan trực tiếp. Thủ tướng Lý Khắc Cường tuy nói Trung Quốc muốn tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, nhưng lại nhấn mạnh, Bắc Kinh không vội vàng ký COC. Việc đề xuất thiết lập “con đường tơ lụa” mới trên Biển Đông nhằm kết nối các cảng biển và hợp tác hàng hải của Trung Quốc đối mặt với sự hoài nghi từ các đối tác ASEAN. Bởi thực tế cho thấy, Bắc Kinh luôn “nói một đằng, làm một nẻo”.

Giới học giả nhận định, nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng khiêu khích, chứng tỏ Bắc Kinh đã sẵn sàng quân sự hóa vấn đề Biển Đông. Có người nói rằng, Trung Quốc đang hành động theo phương châm: “Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”. Học giả Brahma Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị tại New Delhi, Ấn Độ đã đặt tên cho chiến lược xâm lấn lãnh thổ các nước láng giềng mà Trung Quốc đang áp dụng là “lát cắt xúc xích” (còn gọi là chiến thuật “tằm ăn dâu”, “cờ vây” hay “chiến lược cải bắp”) nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải bằng các hành động nhỏ lẻ, nhưng sau một thời gian tích lũy sẽ tạo lợi thế cho Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp. Có người cho rằng, chiến lược “Hồng kỳ rực Biển Đông” và chiến thuật “lấy biển vây bờ” cùng những giải pháp phi quân sự của Trung Quốc đã mang lại hiệu quả nhất định.

Trung Quốc đã có nhiều động thái vi phạm luật pháp quốc tế như ngày 9/4, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chính thức lên sóng kênh phát thanh Tiếng nói Biển Đông với 6 ngôn ngữ (Trung, Anh, Việt, Malaysia, Philippines và Indonesia). Giới chuyên môn coi đây là việc làm nhằm tuyên truyền cái gọi là chủ quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh. Ngày 21/6, để thực hiện cái gọi là kỷ niệm 1 năm thành lập “thành phố Tam Sa” (phi lý và phi pháp), nhà xuất bản Nhân Dân Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách (sai trái) có tựa đề “Thành phố Tam Sa - Trung Quốc”. Việc cải tổ Cục Hải dương quốc gia, thành lập Cục Cảnh sát biển để thống nhất chỉ huy các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở biển Đông và biển Hoa Đông” được các nước hữu quan quan tâm. Bởi kể từ nay, tất cả các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở biển Hoa Đông và biển Đông” như Hải giám, Cảnh sát biên phòng, Ngư chính, Cảnh sát hải quan khi hoạt động tại biển Hoa Đông và Biển Đông đều lấy danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc.

Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc Lưu Tứ Quý từng nhấn mạnh tới chiến lược xây dựng Trung Quốc thành cường quốc về biển. Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc muốn hải quân có vai trò bảo vệ cái gọi là quyền và lợi ích biển của nước này. Theo đó, Trung Quốc cần sở hữu 6-8 tàu sân bay để tung hoành ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc cho rằng, tranh chấp tại Biển Đông có 10 năm nữa cũng chưa thể giải quyết xong.

Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe luôn thể hiện lập trường cứng rắn, kiên quyết trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với Trung Quốc, Tokyo không những tăng cường sức mạnh quân sự, mà còn tìm kiếm thêm đồng minh để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh. Ông Shinzo Abe từng tuyên bố, phải đối phó với Trung Quốc một cách bình tĩnh, chắc chắn bởi sự trỗi dậy của Bắc Kinh đe dọa sự ổn định của khu vực. Việc lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua tăng chi tiêu cho quân đội (trị giá 180,5 tỉ yen) chứng tỏ Nhật Bản thực sự quan ngại trước động thái của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong khi đó, ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 tăng 10,7%, đạt 720,2 tỉ NDT. Căng thẳng Trung - Nhật về biển đảo cũng đang đẩy nhanh cuộc chạy đua máy bay không người lái khi cả 2 nước đều không chịu xuống thang trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo đã xây dựng phương án đáp trả nếu bị Bắc Kinh đánh chiếm đảo. Cho dù bênh vực Nhật Bản và Philippines, nhưng Mỹ khó bỏ qua những lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc.

                                                                                                                              Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.