Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chưa từng gián đoạn
05 Tháng Mười Hai 2013 1:22 CH GMT+7
Tại TP Huế ngày 4-12 đã diễn ra hội thảo Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ 19 do Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức.

Theo PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa có từ thời chúa Nguyễn, được tiếp nối vào thời Tây Sơn và trở thành vùng chiến lược của đất nước từ thời Nguyễn (1802). Điều đó thể hiện qua 19 châu bản các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và các bộ sử liệu, địa chí chính thống triều Nguyễn. Giai đoạn này, nhiều cơ quan quan trọng của triều đình như Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Nội các, Khâm Thiên giám, chính quyền và người dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định... hằng năm đã thực thi công vụ ở Hoàng Sa.

 
Châu bản của triều Nguyễn về Hoàng Sa có bút phê của vua Bảo Đại, trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế

Đó là các việc: vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên, đo đạc hải trình, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống phòng thủ, đặt trạm thu thuế, trạm thiên văn... “Những tháng bão tố, tuy không có mặt thường xuyên tại đảo nhưng những biện pháp bảo vệ chủ quyền của triều Nguyễn vẫn được giữ liên tục” - PGS Đỗ Bang nói.

Với nhan đề Căn cứ khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tham luận của GS.TSKH Vũ Minh Giang (chủ tịch Hội đồng khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chứng minh trên bốn cơ sở được phân tích, có dẫn chứng cụ thể. Đó là: những viện dẫn của học giả Trung Quốc; những tư liệu phương Tây về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; tư liệu lịch sử về việc Trung Quốc tự phủ nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tư liệu lịch sử có cơ sở vững chắc và ngày càng phong phú của Việt Nam.

Theo ông Giang, Trung Quốc đã tập hợp lực lượng và tổ chức nghiên cứu để lập luận về chủ quyền trên hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa. “Tuy nhiên, những lý luận mà họ đưa ra ngày càng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế. Tư liệu được tập hợp và trích dẫn phần nhiều bị cắt xén, gán ghép, giải thích tư biện và khiên cưỡng. Đó là chưa kể đến những mâu thuẫn giữa tư liệu này và tư liệu khác. Không phải ngẫu nhiên mà trong giới học giả quốc tế ngày càng có nhiều người phản bác luận lý của Trung Quốc. Thậm chí ngay cả học giả Trung Quốc cũng đã có người lên tiếng phê phán” - ông Giang nhấn mạnh.

Tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến (trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế) cho biết khi đất nước rơi vào tay người Pháp, chính quyền thực dân đã tiếp nối triều Nguyễn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Ông Tiến chứng minh bằng việc thiết lập Đại lý hành chính Hoàng Sa (1932), dựng tấm bia chủ quyền “Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938”, các hành động khẳng định chủ quyền ở Trường Sa cùng rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý kiểm soát và khai thác lợi ích kinh tế, quốc phòng... tại hai quần đảo này.

Điều này, theo ông Tiến, “đã đóng góp không nhỏ vào việc duy trì, phát triển và tổ chức chặt chẽ hơn việc thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam thời cận đại. Nhờ vậy, chủ quyền lãnh hải, hải đảo của Việt Nam không bị gián đoạn và là cơ sở pháp lý để chúng ta tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong hiện tại”...

Kết luận hội thảo, PGS.TS Đỗ Bang khẳng định: “Cho đến bây giờ, Việt Nam đã có đủ tất cả luận chứng để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt dưới thời Nguyễn”.

Theo Tuổi Trẻ online

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.