Tàu ngầm Kilo Việt Nam: Lá chắn phòng thủ biển
07 Tháng Mười Một 2013 7:26 SA GMT+7
Chỉ trong vài ngày tới, tàu ngầm HQ -182, chiếc đầu tiên trong hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ lên đường về Việt Nam. Vào tháng 1 năm tới, HQ-182 sẽ tổ chức lễ treo quốc kỳ Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh, chính thức trở thành một loại trang bị hữu hiệu bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích hải dương của Việt Nam trên Biển Đông.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ về nước vào tháng 1/2014

Hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo, trị giá 2 tỷ USD được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký với Nga vào năm 2009. Sau khi ký kết hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được 3 tháng, Việt Nam và Nga lại tiếp tục đàm phán về một hạng mục quan trọng nhất là giúp Việt Nam xây dựng và huấn luyện tác chiến biên đội tàu ngầm Kilo 6 chiếc theo chuẩn tác chiến Nga, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 2 binh chủng mới là binh chủng tàu ngầm và không quân hải quân.

Trong hợp đồng ký năm 2009 có kèm theo điểu khoản bạn sẽ giúp ta xây dựng căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Đồng thời cung cấp hệ thống thiết bị và giúp đỡ ta huấn luyện thủy thủ tàu ngầm. Trong thời gian hai năm, Nga xây dựng Trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho Việt Nam. Các cán bộ tương lai của trung tâm này bao gồm gần 50 sĩ quan và giảng viên cũng trải qua khóa đào tạo đặc biệt tại Saint-Peterburg.

Tất cả các khóa trình đều rải qua các kỳ sát hạch khắc nghiệt và các giáo viên tương lai của Việt Nam đều đạt kết quả rất tốt trong các khoa mục vận hành các phần mềm điều khiển trung tâm, thao tác hệ thống, xử lý các tình huống…. Hiện nay, tốp giáo viên và huấn luyện viên của Việt Nam đều đã về nước. Ngày 5/11 vừa qua, Nga cũng đã chính thức ký thỏa thuận bàn giao Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội được hạ thủy ngày 28/8/2012 tại nhà máy đóng tàu Admiraltei-verfi của Nga

Tàu ngầm Kilo (định danh của NATO) là loại tàu ngầm thông thường lớp Varshavyanka thuộc Project 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2.300 tấn khi nổi và 3.100 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ diezen - điện công suất 5.900hp, cho phép tàu có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, khả năng hành trình liên tục trên biển 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, hệ thống phóng này cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Shkval sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tạo ra lực đẩy rất lớn. Phiên bản ngư lôi Skval hải quân Nga đang sử dụng được phóng bằng ống phóng lôi thông dụng cỡ 533mm, trọng lượng ngư lôi là 2700 kg với đầu đạn nặng 210 kg, tốc độ phóng 500 km/h dưới nước và tầm bắn khoảng 13 km. Trong khi đó, phiên bản xuất khẩu chỉ là 360 km/giờ và 10 km.

Ngư lôi siêu tốc VA-111 Shkval

Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đều có tàu ngầm lớp Kilo - Việt Nam đặt mua tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK. 2 loại tàu thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nho nhỏ về hình dạng, kích thước và tương đồng về một số tính năng. Nhưng tàu ngầm Kilo Việt Nam có nhiều điểm ưu việt hơn về hỏa lực và khả năng trinh sát, phát hiện. Đây cũng là những vấn đề hết sức quan trọng trong tác chiến tàu ngầm.

Đầu tiên là hệ thống sonar của tàu ngầm Trung Quốc có tính năng kém hơn tàu ngầm Việt Nam. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Điều này sẽ giúp tàu ngầm Việt Nam xử lý thông tin nhanh hơn và đưa ra các phương án tác chiến trước tàu ngầm địch. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Lắp đặt tên lửa Club-S trên tàu ngầm Kilo

Theo số liệu hiện có, ngoài các vũ khí cơ bản như các tàu ngầm Kilo khác, loạt tàu ngầm bán cho Việt Nam sẽ được trang bị toàn bộ tên lửa Kalibr (Club-S). Về tên lửa ngầm đối hạm, chưa rõ Việt Nam được Nga cung cấp tên lửa 3M-54E hay 3M-54E1. Nếu Việt Nam chỉ được trang bị 3M-54E thì cũng giống như tàu ngầm Kilo của Trung Quốc nhưng nếu ta được phê duyệt tên lửa 3M-54E1 thì 636MK còn xa mới đuổi kịp. Khả năng này là rất lớn vì hiện Nga đã xuất khẩu cho Ấn Độ và Algieria nhưng từ chối bán cho Trung Quốc.

Tên lửa đối hạm 3M-54E1 được mệnh danh là “sát thủ hàng không mẫu hạm” , thuộc loại tiên tiến nhất trong thế hệ Club-S. Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300km, xa hơn hẳn 3M-54E (220km), nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (gần 450kg), có khả năng tấn công phá hủy tuần dương hạm hoặc khu trục hạm hàng vạn tấn, đánh bị thương thậm chí là đánh chìm hàng không mẫu hạm.


Tên lửa hành trình chống hạm - “Sát thủ hàng không mẫu hạm” 3M-54E1

Một điểm khẳng định chắc chắn là tàu ngầm Việt Nam hơn hẳn tàu ngầm Trung Quốc về tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, có tầm bắn lên tới 290km. Đây là loại tên lửa đối đất tiên tiến nhất của Nga, một đòn tiến công tàng hình cực kỳ lợi hại từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Không nói đến khu vực Đông Nam Á mà cả Trung Quốc hiện cũng không có tàu ngầm thông thường nào có uy lực tấn công đối đất như 636MV.

Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review cũng nhận định, so với loạt 8 tàu ngầm Kilo 636MK của Trung Quốc, tàu ngầm 636MV của Việt Nam có nhiều cải tiến về kính tiềm vọng, trang bị trinh sát điện tử, ngói khử âm..., chúng đều được áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn lớp tàu ngầm Kilo Trung Quốc. Đồng thời, hải quân Việt Nam còn được Nga cung cấp cho tên lửa Club-S thế hệ mới nhất, có tầm bắn lên tới 290km.


Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E

Như vậy, so sánh về vũ khí, rõ ràng là tàu ngầm Kilo Việt Nam đã mạnh hơn tàu ngầm Kilo Trung Quốc rất nhiều. Ngay cả về những hệ thống ngư lôi, sonar, thông tin liên lạc và tính năng “tàng hình” nó cũng có nhiều ưu điểm hơn. Có thể khẳng định là sau khi được bàn giao tàu, lực lượng hải quân nhân dân đã có một lợi khí trong tác chiến biển, một loại trang bị hữu hiệu để bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích hải dương của Việt Nam.

Sở hữu tàu ngầm Kilo thế hệ mới đối với hải quân Việt Nam là một bước ngoặt thực sự, nó đã mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Việt Nam từ gần bờ ra xa bờ, từ trên mặt nước xuống tận đáy biển. Việc trang bị tàu ngầm Kilo đã khiến hải quân Việt Nam có khả năng khống chế những vùng biển rộng hơn mà không cần tăng cường quá nhiều tàu mặt nước, giúp hải quân Việt Nam có đủ khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển từ xa.

Với 6 tàu ngầm Kilo làm nòng cốt, trong tương lai Việt Nam cần trang bị thêm 12-14 tàu ngầm cỡ nhỏ hoặc tàu ngầm mini để hình thành bộ khung tác chiến cho binh chủng tàu ngầm, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn cứ nước sâu trên đất liền và căn cứ dã chiến trên các đảo làm bàn đạp đứng chân cho lực lượng tác chiến ngầm, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng tàu mặt nước và các lực lượng khác trong thế trận hải quân nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích trên biển của Việt Nam.

Toàn Thắng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.