Chuyên gia nói gì về việc Malaysia lập căn cứ hải quân mới ở Biển Đông?
28 Tháng Mười 2013 7:48 SA GMT+7
Theo Tiến sỹ Tang Siew Mun, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia, động thái tăng cường khả năng phòng thủ hàng hải ở Sabah và Sarawak của Malaysia gần đây chứng tỏ Kuala Lumpur đang quyết tâm bảo vệ các lợi ích hàng hải và chủ quyền trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Bintulu có một vị trí chiến lược với ngành công nghiệp vận tải biển và dầu khí của Malaysia

Tờ Straits Times mới đây dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein cho biết, nước này đang chuẩn bị lập lực lượng lính thủy đánh bộ và xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Bintulu – một thành phố ven bờ Biển Đông.

Theo ông Hishammuddin, mục đích xây dựng căn cứ hải quân mới là để bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và các vùng nước lân cận sau sự xâm nhập của các chiến binh nổi loạn Sulu, đang gây bất ổn ở bang Sabah, miền Đông Malaysia hồi tháng 4 năm nay. Đây sẽ là một tiền đồn bảo đảm an ninh trên vùng biển phía Đông Malaysia.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, “Bintulu cần được bảo vệ bởi nơi này có vị trí chiến lược quan trọng với ngành công nghiệp khai thác hydrocarbon đang phát triển của Malaysia”.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Tang Siew Mun, đây là một dấu hiệu cho thấy, chính quyền Kuala Lumpur đã đặt lợi ích hàng hải lên tầm quan trọng cao hơn và có thể nói, đây là một động thái mang tính cách mạng và đột phá của Malaysia.

“Động thái này cho thấy sự thay đổi trong hướng suy nghĩ của Malaysia – một quốc gia hàng hải đang gửi một tín hiệu cho các bên khác về sự quyết tâm đẩy lùi bất kỳ thử thách nào đối với lợi ích chủ quyền của chúng tôi”, ông Tang nói.

Bên cạnh đó, do sự gần gũi về vị trí địa lý giữa Bintulu và bãi ngầm James, nơi Trung Quốc đã tiến hành tập trận hải quân hồi tháng 3 năm nay, một số nhà phân tích an ninh cũng cho rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông chắc chắn đã được cân nhắc khi Malaysia tính đến việc thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ và xây dựng căn cứ hải quân mới.

“Tất nhiên, Malaysia sẽ chẳng bao giờ nói quyết định của họ có liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông”, tờ Straits Times dẫn lời Tiến sỹ Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nhận định.

Vị chuyên gia an ninh hàng hải khu vực cho rằng, việc thành lập căn cứ hải quân của Malaysia có thể được suy luận là một phản ứng đối với lập trường cứng rắn của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, “Malaysia lại có truyền thống giảm nhẹ những tiêu cực trong mối quan hệ với Trung Quốc và không muốn làm tổn hại mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh”.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị quân sự của Malaysia, với việc bố trí một hạm đội tàu ngầm ở Sabah, là nhằm bảo vệ biên giới và tuyên bố chủ quyền trên biển.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích an ninh cũng không phủ nhận việc xây dựng căn cứ hải quân mới ở Bintulu là cần thiết bởi khu vực này có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp vận tải biển của Malaysia.

Bintulu là cảng lớn nhất ở Sabah và Sarawak, đồng thời là cảng container lớn thứ 5 tại Malaysia sau Penang, Johor, Klang và Selangor.

Thành phố này cũng là cửa ngõ xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) duy nhất của Malaysia với kim ngạch xuất khẩu lên tới 25,3 triệu tấn LNG trong năm 2012, đồng thời là một trong những cảng xuất LNG lớn nhất thế giới. Ngoài ra, nơi đây cũng là trung tâm xuất khẩu dầu cọ lớn của Malaysia ra khu vực Đông Nam Á.

Tiến sỹ Euan Graham của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam School tại Singapore cho rằng, động thái của Malaysia có thể được xem như là một phần của xu hướng chung phát triển biển của khu vực.

“Ngăn chặn sự xâm nhập của các chiến binh Sulu rõ ràng là ưu tiên hàng đầu trong khi Trung Quốc là một yếu tố nền tảng đưa đến quyết định lập căn cứ hải quân mới của Malaysia”, ông Graham cho biết.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, “Malaysia luôn thực hiện một cách tiếp cận ngoại giao cố tình giảm nhẹ sự quan trọng và hướng đến hòa giải đối với vấn đề Biển Đông”.

Minh Châu

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.