Cuộc chạy đua tàu sân bay
14 Tháng Mười 2013 7:57 SA GMT+7
Việc Tổng thống Barack Obama không có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 21 ở Bali, Indonesia vì phải hủy chuyến công du 4 nước Đông Nam Á (Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines) bởi Chính phủ Mỹ bị đóng cửa càng khiến dư luận chú ý và quan tâm hơn tới những tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry tại các hội nghị hữu quan.

Bởi ông John Kerry đang có chuyến công du châu Á, được Tổng thống Barack Obama cử tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 21, đang tái khẳng định quan điểm của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; nhất là khi tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Hơn nữa, ngày 6/10, tờ Channel News Asia dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng: Mỹ phải tiếp tục tham gia vào Châu Á - Thái Bình Dương vì Washington đóng vai trò quan trọng mà không một quốc gia hoặc siêu cường nào có thể thay thế được.

Đằng sau cuộc chạy đua

Theo giới truyền thông, tàu sân bay hạt nhân Gerald R. Ford (được mệnh danh là tàu sân bay mạnh nhất thế giới - thân rộng 40,8m, đường băng dài 332,8m, rộng 78m, lượng giãn nước 100.000 tấn) đã cơ bản hoàn thành và sẽ hạ thủy trong tháng 11/2013. Ngày 10/9/2008, Hải quân Mỹ và Tập đoàn Northrop Grumman ký hợp đồng trị giá 5,16 tỉ USD, chính thức triển khai việc chế tạo tàu sân bay Gerald R. Ford. Theo kế hoạch, tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ bắt đầu hoạt động trong năm 2015. Mặc dù ngân sách quốc phòng của Mỹ bị giảm trong mấy năm qua, nhưng chi phí phát triển tàu sân bay Gerald R. Ford vẫn đạt con số 15 tỉ USD. Mỹ dự kiến chế tạo 10 tàu sân bay Gerald R. Ford trước năm 2058, bởi đây được coi là át chủ bài trên biển trong tương lai của Mỹ.

Trước đó (4/10), Mỹ đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung trong cuộc thử nghiệm chương trình phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương. Tàu tuần dương USS Lake Erie được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis đã phát hiện và theo dõi mục tiêu trên radar, sau đó phóng một tên lửa SM-3 Block IB tiêu diệt mục tiêu này.

VM-22 Osprey còn được triển khai trên các tàu đổ bộ tấn công Nhật Bản

Động thái kể trên diễn ra sau lời cảnh báo của Thiếu tướng Chad Breckenridge, người phụ trách tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ: trong khi Nga, Iran tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm thì Washington lại muốn giảm 30%. Theo tướng Chad Breckenridge, trong 15 năm tới, số lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ sẽ giảm tới 52 chiếc và việc này sẽ ảnh hưởng lớn tới “khả năng răn đe” của Washington trên biển. Theo giới quân sự, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, việc liên tiếp cho ra đời những “siêu tàu chiến” đã khiến khu vực Thái Bình Dương trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Sau khi Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng 19.500 tấn - là chiếc tàu quân sự lớn nhất Tokyo chế tạo kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ II với tên gọi Izumo (6/8), Ấn Độ cũng hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên INS Vikrant (12/8). Và cuộc chạy đua về tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến tại Thái Bình Dương nói riêng và nhiều khu vực khác đang “tạo sóng” và khiến dư luận bất an.

Theo giới quân sự, để đối phó với tình hình phức tạp ở biển Hoa Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc đã điều chỉnh thế trận hải quân trên cơ sở cải cách, hiện đại hóa quốc phòng theo hướng trang bị vũ khí hiện đại, có khả năng cơ động nhanh, trong đó lực lượng tàu ngầm là một trong những mũi nhọn được ưu tiên đầu tư trang bị. Theo quan điểm của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, phải tăng cường chức năng hàng hải của Lực lượng Phòng vệ (SDF) để tăng cường khả năng bảo vệ các hòn đảo xa của SDF. Giới chuyên môn cho rằng, Nhật Bản hiện là nước đứng thứ hai thế giới về ngân sách quốc phòng, luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu và ứng dụng những kỹ thuật và công nghệ cao, nhất là những lĩnh vực mới, đặc biệt là hải quân.

Theo thống kê, Hàn Quốc hiện sở hữu hơn 10 tàu ngầm và sẽ tiếp nhận tàu ngầm tấn công vào cuối năm 2014. Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc tiếp nhận 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn sau năm 2020, cùng hệ thống radar và vũ khí được cải thiện đáng kể. Trước đó, Hàn Quốc đã đưa vào sử dụng 9 tàu ngầm loại 1.800 tấn. Và đến năm 2023, Hàn Quốc sẽ đưa vào biên chế 3 tàu ngầm loại 3.000 tấn chạy bằng pin nhiên liệu. Theo giới quân sự, Hàn Quốc đã xem xét, đánh giá lại vai trò chiến lược, cũng như khả năng tác chiến chống ngầm của lực lượng tàu ngầm và có kế hoạch điều chỉnh một số lĩnh vực nhằm nhanh chóng tăng cường biên chế và khả năng tác chiến của tàu ngầm.

Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 21

Ngày 6/10, Hãng Kyodo News đưa tin, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ diễn đàn APEC tại Bali, Indonesia đã nhấn mạnh: Tự do hàng hải không bị cản trở là điều vô cùng quan trọng. Các thành viên APEC được kết nối với nhau bằng đường biển và nó mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta để đảm bảo tự do hàng hải. Và việc thiết lập các quy tắc của pháp luật là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Trước đó (4/10), tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã phản đối bất kỳ hành động cưỡng ép hoặc đơn phương có thể thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông.

Ngày 5/10, khi trả lời báo giới tại diễn đàn APEC ở Bali, Indonesia, Ngoại trưởng John Kerry đã khẳng định cái gọi là chiến lược ưu tiên của Tổng thống Barack Obama đối với Châu Á - Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng cho dù ông phải hủy chuyến thăm tới khu vực này vì Chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại trưởng John Kerry đã gặp Ngoại trưởng ASEAN để tái khẳng định cam kết của Mỹ nhằm chuyển trọng tâm chiến lược tới Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nước trong khu vực.

Theo ông John Kerry, ASEAN là trung tâm của cấu trúc Châu Á - Thái Bình Dương và tổ chức này cũng là trung tâm của chiến lược tái cân bằng mà Mỹ đang hướng tới khu vực này. Ngày 5/10, trang web Bộ Ngoại giao Nga đã đăng bài viết của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với tựa đề “Hướng đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương”. Bài viết nhấn mạnh, Nga đang củng cố sự hiện diện ở Châu Á - Thái Bình Dương và đối với Moskva sự hiện diện ở khu vực này là vấn đề thuộc về nguyên tắc. Ông Sergei Lavrov còn cho rằng, chủ đề an ninh năng lượng trong khu vực APEC xứng đáng được quan tâm đặc biệt.

Phát biểu tại diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng lần thứ hai ở Kuala Lumpur, Malaysia (3/10), Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Henry S. Bensurto nhấn mạnh, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, khu vực cần một khung quản lý cá và giải quyết các tranh chấp biển dựa trên các quy tắc và chuẩn mực khách quan, trong đó luật pháp quốc tế là một trong các chuẩn mực này. Theo đó, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cần phải được các nước tham gia ký kết tôn trọng. Trước đó (26/9), hội nghị Hàng hải quốc tế tại thủ đô Tokyo cũng đã kết thúc sau 3 ngày thảo luận với tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi - mục tiêu của hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận tình hình an ninh biển trong khu vực và trên thế giới, cũng như thúc đẩy hợp tác về vấn đề này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho các xung đột.

Nhật - Hàn vẫn khó tạo được đột phá

Ngày 6/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ đối thoại với Tổng thống Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 21 ở Indonesia bởi kể từ khi lên nắm quyền (tháng 12/2012) ông vẫn chưa đối thoại chính thức với bà Park Geun-hye do quan hệ ngoại giao căng thẳng vì tranh chấp biển đảo. Hàn Quốc bày tỏ sự ngần ngại vì tranh chấp với Nhật Bản tại quần đảo Dokdo/Takeshima. Bởi trước đó (24/9), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cho biết, Hàn Quốc sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại với Nhật Bản nhằm cải thiện quan hệ song phương, nhưng Seoul sẽ không nhượng bộ về các vấn đề lịch sử. Ngày 24/9, Hàn Quốc đã hạ thủy tàu lớp Cheongryong tải trọng 1.000 tấn để tuần tra xung quanh quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ - Nhật Bản sau khi thông qua Tuyên bố chung ở Tokyo ngày 3/10

Sau Hội nghị An ninh theo cơ chế “2+2” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Nhật hôm 3/10, Washington đã có những tuyên bố cứng rắn, ủng hộ Tokyo quản lý đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bởi vấn đề này phù hợp với Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã kịch liệt phản đối mọi hành động đơn phương làm suy yếu quyền quản lý hành chính của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh, mục đích chính của động thái này là nhằm hiện đại hóa, hợp tác chiều sâu Mỹ - Nhật, cũng như ngăn chặn và ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa đang biến đổi không ngừng trong thế kỷ XXI. Cũng tại hội nghị này, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4 “Global Hawk” của Mỹ đang được triển khai tại Guam sẽ được luân phiên điều động đến Nhật Bản vào đầu năm sau.

Trước đó (28/8), Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera và người đồng cấp Chuck Hagel đã nhất trí thảo luận về khả năng để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có thể tấn công căn cứ của kẻ thù. Khi đó, ông Chuck Hagel cũng nhất trí với ông Itsunori Onodera: Washington và Tokyo nên đưa vấn đề này vào các cuộc hội đàm sắp tới để điều chỉnh những hướng dẫn hiện nay về hợp tác quốc phòng song phương. Kể từ hạ tuần tháng 8 đến nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tới nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự với các nước trong khu vực.

Philippines xây dựng căn cứ hải quân “Subic mini”

Ngày 6/10, tờ Inquirer đưa tin, Philippines bắt đầu xây dựng vịnh Oyster trên đảo Palawan thành một căn cứ hải quân "Subic mini". Chỉ huy lực lượng hải quân thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines Commodore Joseph Rostum Pena cho biết, 500 triệu peso đầu tiên đã được giải ngân để Philippines xây dựng một cầu cảng 12km trên vịnh Oyster. Giới chức quốc phòng Philippines hy vọng, kế hoạch nâng cấp vịnh Oyster thành một căn cứ hải quân và đặt một nhà máy đóng tàu nhằm tạo điều kiện nâng cấp khả năng của lực lượng hải quân nước này. Trước đó (26/8), tờ The Philippine Star đưa tin, Tập đoàn khí tài quân sự Raytheon của Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 18 triệu USD để xây dựng một trung tâm giám sát biển cho Philippines. Dự kiến, công trình này sẽ hoàn tất vào tháng 7/2015.

Theo giới truyền thông, Lực lượng Phòng vệ biển Philippines được thành lập từ năm 1901 và khi đó nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng, nhưng hiện thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông và Truyền thông. Lực lượng Phòng vệ biển được trang bị tàu tuần tra các loại cùng máy bay trực thăng và máy bay tuần thám biển với gần 5.000 nhân viên được bố trí tại 10 vùng và 54 trạm nằm dọc theo bờ biển và các đảo lớn. Nhưng khả năng tác chiến cùng trang thiết bị của Lực lượng Phòng vệ biển hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, Bộ Quốc phòng Philippines vừa chính thức mở thầu trên mạng để mua tàu chiến mới cho hải quân trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội nước này. Theo đó, tiền được sử dụng mua tàu khu trục sẽ được rút từ khoản ngân sách 1,73 tỉ USD được dành cho chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong vòng 5 năm theo dự luật do Tổng thống Benigno Aquino III ký.

Dư luận quan tâm tới hội thảo kín với chủ đề “Mỹ, Trung Quốc và ASEAN: Thực tại đang thay đổi ở Biển Đông” do Viện Quản lý châu Á Philippines tổ chức (4/10) bởi diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đang “dậy sóng”. Hơn nữa, trong số các đại biểu tham dự đáng chú ý có nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Walter Slocombe và nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương Dennis Blair.

Ngày 2/10, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố báo cáo “Triển vọng năng lượng Đông Nam Á”, trong đó cảnh báo Đông Nam Á cần đầu tư 1.700 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 20 năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng và ứng phó với tình trạng phụ thuộc quá lớn vào dầu nhập khẩu.

Đến năm 2035, nhu cầu có thể tăng lên 83% với chi phí nhập khẩu dầu khoảng 240 tỉ USD, dự báo dầu nhập khẩu sẽ tăng lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2035 (mức hiện nay là 1,9 triệu thùng/ngày). IEA cảnh báo, sự phụ thuộc quá lớn vào dầu nhập khẩu sẽ gây chi phí cao cho Đông Nam Á, khiến khu vực này dễ bị tổn thương trong trường hợp chuỗi cung cấp bị gián đoạn. Chi phí nhập khẩu dầu sẽ tốn khoảng 4% GDP toàn khu vực vào năm 2035 và điều này sẽ tác động không nhỏ tới an ninh khu vực.

 

Hồng Thất Công -Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.