Nhật - Trung có thể đọ sức trên không?
25 Tháng Chín 2013 11:37 SA GMT+7
Video dài 4 phút mô phỏng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang gây phẫn nộ tại xứ sở mặt trời mọc. Bởi theo đoạn video bằng đồ họa máy tính (đăng tải hôm 18/9) mô phỏng quân đội Trung Quốc chiếm đảo tranh chấp rồi tấn công hạt nhân vào Tokyo (xuống ngôi đền Yasukuni).

Việc này diễn ra đúng thời điểm giới quân sự cho biết, máy bay không người lái xâm nhập vùng trời gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9 là máy bay trinh sát không người lái BZK-005 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Bắc Kinh cũng tuyên bố, sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại Điếu Ngư/Senkaku sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định sẽ xem xét bắn rơi máy bay không người lái của Trung Quốc, nếu xâm phạm không phận quần đảo tranh chấp này.

Trung Quốc quyết không nhượng bộ tại Senkaku/Điếu Ngư

Ngày 20/9, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) dẫn lời giới quân sự cho biết, để tăng cường khả năng tranh giành, mở rộng quyền lợi trên biển, Trung Quốc đã điều máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất của nước này (BZK-005 có thể bay cao 8.000m, có khả năng bay liên tục 40 giờ và có những tính năng đối kháng với máy bay không người lái vũ trang Predator được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan) vào hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, như biển Hoa Đông. Chủ trương phát triển máy bay không người lái của Trung Quốc chủ yếu nhằm mục đích gia tăng sức mạnh tranh giành chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Máy bay cảnh báo sớm Boeing E-767

Trong khuôn khổ tham dự kỳ họp thứ 68 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có buổi nói chuyện tại Viện Brookings ở Washington, D.C. Tại đây ông Vương Nghị đã đổ lỗi cho Tokyo gây căng thẳng Trung - Nhật qua hành động quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản để cải thiện quan hệ song phương nhưng trước tiên Tokyo phải ghi nhận Senkaku/Điếu Ngư đang trong tình trạng tranh chấp. Nhưng khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen nêu câu hỏi về những lo ngại trước việc Trung Quốc biến “đường lưỡi bò” trên Biển Đông thành hiện thực và điều này phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của Bắc Kinh khi muốn hiện thực hóa vấn đề phi pháp, ông Vương Nghị cho hay: đây là lần đầu tiên nghe khái niệm “đường lưỡi bò hiện thực” và sẽ phải kiểm tra lại thông tin này.

Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang đẩy nhanh khả năng điều động lực lượng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tình hình biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng khi Tokyo liên tục bị tàu chiến và máy bay do thám Bắc Kinh quấy rối. Hãng Kyodo News dẫn lời Trung tướng John Wissler, chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Okinawa cho hay, có thể điều máy bay đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nếu cần, theo Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ. Về phần mình, tại phiên điều trần xét bổ nhiệm tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (19/9), Đại sứ được đề cử ở Nhật Bản Caroline Kennedy cho rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và nằm trong phạm vi điều chỉnh của điều 5 Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ.

Tuy nhiên, bà Caroline Kennedy cũng khẳng định, việc tìm ra biện pháp giải quyết hòa bình, tiến hành đối thoại và làm dịu căng thẳng vừa là nghĩa vụ, vừa là mối quan tâm của Washington vì “Nhật - Mỹ là hòn đá tảng cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á”. Tổng thống Barack Obama từng kêu gọi Trung - Nhật “xuống thang” căng thẳng và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, nhưng cho tới nay Bắc Kinh vẫn khẳng định: quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi”. Giới bình luận coi đây là động thái “nắn gân Mỹ - Nhật” của Trung Quốc bởi Washington nhiều lần phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, đồng thời nhấn mạnh không đứng về bên nào trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản thu thập tình báo ở Thái Bình Dương

Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nhật chuẩn bị nghiên cứu radar chống máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới. Theo đó, ngoài việc tăng cường triển khai radar giám sát biển FPS-5 ở Okinawa, Nhật Bản còn triển khai radar chống tàng hìnhthế hệ mới nhất FPS-7. Bởi trong dự toán ngân sách quốc phòng năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã trình khoản kinh phí 37 triệu USD dùng cho nghiên cứu radar cảnh báo sớm và giám sát máy bay chiến đấu tàng hình được đưa vào sử dụng trong 10 năm tới.

Máy bay không người lái

Còn theo trang web của Hiệp hội Phát thanh Nhật - NHK, Tokyo sẽ tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo ở Thái Bình Dương với tổng mức đầu tư khoảng 12 tỉ yen và công trình này sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2017. Nhật Bản hiện có 6 địa điểm bố trí hệ thống nghe lén thông tin liên lạc đặt tại Hokkaido, Niigata, Kagoshima và đảo Kikai, nhưng Bộ Quốc phòng đang có kế hoạch tăng cường cơ sở trên đảo Ioto (còn gọi là Iwojima) tại Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn liên lạc giữa máy bay chiến đấu và tàu chiến của Trung Quốc.

Theo giới truyền thông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động tổng cộng 17 máy bay cảnh báo sớm, trong đó bao gồm 4 chiếc E-767 (đến căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka) và 13 chiếc E-2C (đến căn cứ Misawa ở Aomori) thay nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Được biết, Lực lượng Tự vệ trên không của Nhật Bản có khả năng kiểm soát toàn bộ không phận của mình thông qua 28 trạm radar.

Thời gian qua, hải quân Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông, do đó cả Mỹ và Nhật Bản đều cho rằng, việc triển khai máy bay cảnh báo sớm là vô cùng quan trọng và Tokyo không tiếc tiền để đầu tư nhằm nâng cao khả năng phát hiện và cảnh báo sớm. Ngày 19/9, hai tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc lại đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là động thái mới nhất trong một loạt vụ đưa tàu vào vùng biển quanh quần đảo này.

Theo Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản, từ 24 đến 27/9, Nhật Bản sẽ tổ chức hội thảo về biển với sự tham gia của 13 nước Đông Nam Á và châu Phi với nội dung xoay quanh việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, hoàn thiện các quy chế pháp lý và tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này. Giới chuyên môn coi đây là động thái cho thấy, Nhật Bản đang muốn liên minh với các nước Đông Nam Á để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Ngày 22/9, tờ Korea Herald đưa tin, Trung Quốc có tham vọng thay đổi cấu trúc an ninh quốc tế cũng như cục diện hệ thống kinh tế Mỹ đã xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng theo ông Fidel V. Ramos, cựu Tổng thống Philippines thì châu Á khó có thể xảy ra chiến tranh vì những mâu thuẫn này.

Mỹ không thể xây dựng căn cứ quân sự lâu dài ở Philippines

Dư luận quan tâm tới nhận định của tờ Wall Street Journal khi cho rằng, để Mỹ đồn trú lâu dài ở Philippines, Manila phải sửa đổi hiến pháp (bỏ điều cấm quân đội nước ngoài hiện diện ở nước này). Hơn nữa, việc xây dựng căn cứ quân sự là khá tốn kém đối với Mỹ, nhất là trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu quân sự như hiện nay. Ngoài ra, Washington không muốn gây thù chuốc oán với Bắc Kinh bởi Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp xe hơi và các dịch vụ hàng không của Mỹ.

Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận tác chiến biển xa đầu năm 2013

Trong khi đó tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta cho hay, Mỹ có thể sẽ được phép xây dựng cơ sở hạ tầng tạm thời ở nước này nhằm phục vụ cho chiến lược gia tăng hiện diện quân sự. Tờ Inquirer vừa dẫn lời Thiếu tướng Gregorio Pio Catapang Jr., người đứng đầu Bộ Tư lệnh Bắc Luzon (Nolcom) của quân đội Philippines, theo đó Manila sẽ lắp đặt thêm nhiều trạm radar giám sát biển.

Ngày 18/9, Đài Phượng Hoàng (Hongkong) phát bình luận của ông Hà Lượng Lượng, bình luận thời sự khá nổi tiếng của đài này về vấn đề Biển Đông. Theo đó, cảng Subic của Philippines từng là căn cứ quân sự của Mỹ và bây giờ Manila lại muốn mời Washington quay trở lại, nhưng việc này không thể ngăn chặn sức mạnh hải quân và không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Đã có người cảnh báo về khả năng Biển Đông sẽ chứng kiến một cuộc tỷ thí giữa Trung Quốc và Mỹ khi mâu thuẫn về lợi ích an ninh và hàng hải giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới không tìm được tiếng nói chung. Giáo sư James Holmes thuộc Đại học Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc tuy là nước có tiềm lực quân sự mạnh ở châu Á nhưng so với Mỹ thì vẫn ở “chiếu dưới”.

Những nhận định khác nhau về COC

Trong bài phát biểu trực tuyến với Tổ chức Nghiên cứu châu Á (Asia Society) hôm 19/9, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, các thành viên ASEAN đã đạt được sự hiểu biết chung khá tốt về mục tiêu của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, ông Marty Natalegawa cũng cảnh báo, ASEAN đang phải đối mặt với một phép thử về sự đoàn kết, hợp tác trong quá trình tìm kiếm giải pháp quản lý tranh chấp Biển Đông. Indonesia cho rằng, COC là công cụ cần thiết để tránh các sự cố an ninh, thúc đẩy lòng tin giữa các bên và giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang thành xung đột toàn diện.

Ngày 18/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Trung Quốc đang chủ động xây dựng COC theo cách của Bắc Kinh - bộ quy tắc này được dùng để tăng cường độ tin cậy giữa các quốc gia chứ không được xây dựng như một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Ngoài ra, theo tuyên truyền của Bắc Kinh “COC đã đạt được những tiến bộ nhất định và đang đi theo hướng thực dụng hơn” và Trung Quốc sẽ không đánh đổi bất cứ điều gì với chủ quyền không tranh cãi trên Biển Đông.

Trong 2 ngày (19 và 20/9) diễn ra Hội thảo khu vực về ASEAN và Biển Đông: Thành tựu, Thách thức và Định hướng tương lai (tại Phnom Penh, Campuchia), các học giả và chuyên gia của ASEAN, Trung Quốc và các nước trong khu vực đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông, cũng như thông qua việc thúc đẩy đàm phán để tiến tới COC.

Các học giả tham dự hội thảo thẳng thắn thừa nhận, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang đặt ra những thách thức lớn đối với quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định và đe dọa hòa bình trong khu vực. Nhưng chính những thách thức này lại trở thành động lực giúp ASEAN và Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp tục phát huy những thành tựu hợp tác thời gian qua, hướng tới một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung. Những ý kiến của các học giả tham dự hội thảo được kỳ vọng sẽ đóng góp vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei trong tháng 10, đặc biệt là liên quan đến hợp tác ASEAN - Trung Quốc tại Biển Đông.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Kao Kim Hourrn nhấn mạnh, ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục xây dựng, thiết lập sự tin cậy giữa hai bên; duy trì động lực của việc thực hiện DOC và thường xuyên tham vấn về COC cho đến khi văn bản này được thông qua và cùng làm việc với nhau trên tinh thần đối tác chiến lược để giải quyết bất kỳ thách thức nào liên quan đến Biển Đông.

Nhận định của Giáo sư Carlyle Thayer, người Australia, chuyên gia uy tín về an ninh khu vực Đông Nam Á được dư luận quan tâm khi cho rằng, ASEAN và Trung Quốc cần tiến tới ký COC, nhưng nhiều khả năng các cuộc đàm phán và thảo luận xung quanh vấn đề này sẽ kéo dài hơn so với kỳ vọng của các nước ASEAN. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc quyết bám chiến thuật “nhỏ giọt” tại Biển Đông khi tiếp tục đặt vấn đề về những lợi ích mà Bắc Kinh nhận được khi tham gia COC, cũng như những điều khoản của bộ quy tắc này sẽ hạn chế các hành động của Trung Quốc như thế nào. Theo đó, Bắc Kinh muốn giải quyết song phương, thay vì đa phương, hòng khống chế cục diện.

Theo Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Clad, ASEAN và Trung Quốc khó thực hiện được những thỏa thuận đã thương đàm bởi Bắc Kinh luôn biết cách “dừng cuộc chơi”. Trong khi đó, ông Sihasak Phuangketkaow cho rằng, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh tiến trình COC thông qua việc tăng cường các cuộc họp cấp cao và đưa COC vào chương trình nghị sự chính thức và Thái Lan sẽ là nơi diễn ra vòng tham vấn thứ hai về COC trong năm 2014.

Ngày 20/9, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho rằng, Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ ý định củng cố quyền bá chủ ở Biển Đông và tìm mọi cách trì hoãn tiến trình tham vấn, thương đàm và ký COC. Nếu không có một bộ quy tắc ứng xử giữa các nước có liên quan thì cuộc khủng hoảng tại Biển Đông sẽ ngày càng nghiêm trọng và “hạt nổ” là cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc. Bởi Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp việc cộng đồng quốc tế không công nhận yêu sách phi lý này. Yomiuri Shimbun muốn kêu gọi Mỹ, Nhật Bản và ASEAN hợp tác để kiềm tỏa, hạn chế tham vọng trên biển của Trung Quốc.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã thảo luận vấn đề an ninh hàng hải với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Nhật Bản và Thái Lan đều bày tỏ hy vọng về sự tiến bộ cụ thể trong thực hiện DOC và thúc đẩy tiến trình đàm phán COC.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.