Trung, Nhật, Hàn thổi bùng lửa xung đột?
08 Tháng Giêng 2014 5:32 SA GMT+7
Không có khuôn khổ chính trị nào để giải quyết đối đầu nguy hiểm ở biển Hoa Đông xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

 

Trung Quốc, Nhật Bản, Senkaku, Hoa Đông, chủ quyền, nhận diện phòng không
Ảnh: Presstv

Đông Á đang là một trung tâm kinh tế toàn cầu, nhưng tiến bộ kinh tế không được phản ánh trong tiến trình quan hệ giữa các quốc gia khu vực. Đông Á đang trở thành bãi lầy của những đối đầu quá khứ và hiện đại, đôi khi trở nên căng thẳng cực điểm vì chủ nghĩa dân tộc. Tồi tệ hơn là, khác với hầu hết phần còn lại của thế giới, ở đây không có một cơ chế khu vực nào tương xứng để thúc đẩy giải pháp hòa bình, giải quyết các tranh chấp ngày một chồng chất giữa các nước láng giềng.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt nguồn từ rất lâu. Ác cảm hiện tại của người Trung Quốc với Nhật xuất phát từ việc Nhật chiếm đóng nước họ trong Thế chiến II - một giai đoạn để lại nhiều vết thương sâu sắc trong tâm trí người Trung Quốc. Vào cuối cuộc chiến ấy, một nhóm đảo gọi là Senkaku (tiếng Nhật), Điếu Ngư (tiếng Trung Quốc) do Nhật kiểm soát từ năm 1895 nằm dưới sự quản lý của Mỹ. Vào năm 1972, một thỏa thuận đã chấm dứt sự quản lý ấy và trao trả quần đảo về cho Nhật. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo này nhưng vẫn giữ nguyên trạng cho tới tháng 9/2012 khi chính phủ Nhật mua lại một số đảo từ chủ sở hữu tư nhân.

Dường như Tokyo thực hiện động thái này để ngăn chặn việc đảo bị bán cho ai khác tại Nhật, có thể để sử dụng chúng thúc đẩy quan điểm chính trị dân tộc chủ nghĩa. Nghĩa là, quyết định mua đảo của họ là một nỗ lực làm dịu tình hình.

Nhưng nó đã bị phản ứng mạnh mẽ. Trung Quốc coi đó là hành động khiêu khích. Ngày 23/11/2013, họ tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bao gồm quần đảo tranh chấp.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi ADIZ bao gồm cả đảo mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhật và đồng minh thân cận Mỹ lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Mỹ điều máy bay B52 đi qua ADIZ mà không cần tuân thủ quy định từ phía Trung Quốc.

Mất mặt hay giữ thể diện

Việc Trung Quốc thiếu phản ứng khi Mỹ điều B52 đã khiến các blogger trong nước bất bình. Hơn thế nữa, chính phủ Trung Quốc gần đây tuyên bố một chương trình nghị sự cải cách đầy tham vọng về quân sự... Bối cảnh hiện tại khiến họ mắc kẹt.

Tương tự như vậy, Nhật cũng không thể lùi bước. Chủ quyền quần đảo, với Nhật, còn là vấn đề thể diện quốc gia, vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Dấu chấm hết sẽ đến với bất kỳ chính phủ nào nếu khuất phục trước áp lực Trung Quốc.

Giữa lúc căng thẳng, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới thăm đền Yasukuni - nơi tôn vinh những người đã chết vì nước Nhật, trong đó có cả những người bị xét là tội phạm chiến tranh hạng A trong Thế chiến 2. Ông Abe sau đó đã bày tỏ mong muốn gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc để giải thích. Nhưng không gì có thể xoa dịu được sự bất bình của họ.

Tại Hoa Đông, không chỉ Trung Quốc với Nhật tranh chấp quần đảo, còn có một nhóm đảo nhỏ gọi là Dokdo (tiếng Hàn) và Takeshima (tiếng Nhật) do Hàn Quốc kiểm soát nhưng Nhật cũng tuyên bố chủ quyền. Một lần nữa lại là chuyện cảm xúc, khi học sinh Hàn Quốc thường chụp hình ở phía trước bức tranh khá lớn về nhóm đảo trưng bày tại bảo tàng quân sự Seoul.

Trong khi đó, các tòa án Hàn Quốc đã bắt đầu đưa ra câu hỏi về thỏa thuận năm 1965 với Nhật xung quanh yêu cầu bồi thường cho những người dân bị ép buộc làm nô lệ tình dục dưới thời bị Nhật chiếm đóng. Quan hệ Nhật - Hàn trở nên gay gắt tới mức hầu như không có bất kỳ liên hệ nào giữa Tổng thống Park của Hàn Quốc và Thủ tướng Abe của Nhật.

Nếu căng thẳng xảy ra ở châu Âu thì sẽ có các thể chế khu vực thúc đẩy đàm phán tìm ra giải pháp. Thậm chí ở châu Phi - lục địa không thường xuyên phát triển hòa bình, thì Liên minh châu Phi cũng đang phát huy hiệu quả vai trò trung gian tranh chấp. Nhưng điều này không tồn tại ở Đông Á. Các nước giải quyết tranh chấp một cách song phương mà không có khuôn khổ cơ chế khu vực nào tác động. Điều đó cho phép nước mạnh sẽ áp chế nước yếu hơn.

Cơ hội để bất kỳ tranh chấp nào tại Đông Á trở thành đối đầu quân sự có lẽ không lớn - nhưng cơ hội để bất kỳ tranh chấp nào được giải quyết hòa bình trong tương lai gần cũng không nhiều. Vì thế, để hòa bình tiếp tục tồn tại, mỗi tranh chấp phải được kiềm chế, và tất cả sự cố dẫn tới xung đột đều phải được ngăn chặn.

Thái An

Theo Vietnamnet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.