Vùng phòng không TQ: Xem Nhật chính thức 'ra tay'
14 Tháng Mười Hai 2013 6:06 SA GMT+7
Ngày 10/12/2013, Nhật Bản đã đưa ra bản dự thảo gần như hoàn chỉnh về Chiến lược An ninh Quốc gia mới.

Đây được xem là phản ứng chính thức từ Nhật Bản để đối phó với những tranh chấp tại biển Hoa Đông, nhất là sau chuyến viếng thăm Nhật Bản của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden vào đầu tháng 12 năm nay.

Những ngày cuối năm 2013, biển Hoa Đông lại liên tục dậy sóng khi Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) chồng lấn với ADIZ của Tokyo tại biển Hoa Đông.

Việc "đơn phương đặt ra luật chơi" tại vùng biển nhạy cảm cũng bị đánh giá như là một bước đi thiếu khôn ngoan và vô cùng mạo hiểm của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trước mắt, có thể thấy ADIZ "mang màu sắc Trung Quốc" đang bắc một chiếc cầu liên minh từ Washington đến Tokyo. Rõ ràng, ADIZ của TQ đã trở thành "gậy ông đập lưng ông" và khiến liên minh chiến lược Mỹ - Nhật càng được thắt chặt hơn bao giờ hết.

ADIZ của TQ không chỉ lôi kéo những hành động "thử lửa" của Nhà trắng qua việc cho máy bay B52 quần thảo 2 giờ đồng hồ trên biển Hoa Đông, mà còn tạo điều kiện cho ông Abe củng cố năng lực quốc phòng. Cộng hưởng với những tín hiệu từ Mỹ thông qua chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra bản dự thảo về Chiến lược an ninh quốc gia mới với chính phủ Nhật Bản.

ADIZ, thủ tướng Abe, Chiến lược An ninh Quốc gia Nhật Bản, Hoa Đông, Mỹ

Thủ tướng Shinzo Abe thị sát Lực lượng tự vệ Nhật Bản. Ảnh: AP

Chiến lược an ninh quốc gia mới

Bản dự thảo cuối cùng, trong đó đưa ra chính sách của Nhật Bản trong 10 năm tiếp theo và chương trình quốc phòng giữa kỳ trong 5 năm tới, sẽ được công bố vào ngày 17/12/2013. Nội các dự kiến ​​sẽ phê duyệt báo cáo vào tuần tới cùng với các hướng dẫn quốc phòng tổng thể của Nhật Bản.

Bản dự thảo này được xem như là chính sách an ninh mới của Nhật Bản, nhất là đối với quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc là Senkaku/ Điếu Ngư. Trong buổi thảo luận dự thảo vào ngày 4/12, ông Abe bày tỏ thái độ cương quyết: "Khi môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng, chúng ta phải hành động để xây dựng lại chính sách an ninh quốc gia với một cam kết chắc chắn là bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân." Ông Abe cũng nhấn mạnh chính sách này sẽ đặt trọng tâm vào chính sách đối ngoại và quốc phòng.

Trước mắt, để đối phó với những "đối tượng cố tình gây tranh chấp" trên biển Hoa Đông, Nhật Bản sẽ thiết lập một đơn vị quân đội đổ bộ mới và triển khai các máy bay giám sát không vũ trang ở phía Tây Nam nước này, nơi mà họ phải đối mặt với một dãy các đảo đang tranh chấp với Trung Quốc.

Đặc biệt, một đơn vị đổ bộ sẽ được thiết kế để lấy lại các hòn đảo từ xa trong trường hợp có xâm lược. Tiếp theo, Nhật cũng tăng số lượng phi đội máy bay chiến đấu tại cơ sở Naha trên đảo Okinawa để duy trì ưu thế trên không.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường năng lực tổng thể để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa trong bối cảnh công nghệ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên được cải tiến. Theo dự kiến, dự thảo chiến lược an ninh cũng cho biết Nhật Bản sẽ xem xét lại lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, một động thái có thể phục hồi năng lực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, cũng như một cách để đẩy mạnh hợp tác gìn giữ hòa bình quốc tế.

Vào năm 1967, Nhật Bản đã đưa ra "ba nguyên tắc" về xuất khẩu vũ khí: cấm bán hàng sang các nước chính phủ cộng sản, những nước đang liên quan đến các tranh chấp quốc tế hoặc những nước chịu sự trừng phạt của Liên hợp quốc. Các quy tắc đã gần như trở thành một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, khiến họ gặp nhiều trở ngại để đuổi kịp công nghệ vũ khí tiên tiến.

Do đó, rất có thể bản dự thảo sẽ xem xét việc bỏ đi những lệnh cấm này, nhất là trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản gần đây đã thực hiện một số trường hợp ngoại lệ, bao gồm cả việc phát triển chung vũ khí với Mỹ.

Đối với các mối liên hệ ngoài nước, dự thảo chiến lược an ninh cũng cho biết khi quyền lực của Mỹ đang ngày càng bị thách thức, Nhật Bản cần chủ động mở rộng liên minh với các quốc gia khác. Điều này càng có ý nghĩa khi Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự với tốc độ chóng mặt, cũng như mối đe dọa từ vấn đề hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngày càng lộ rõ.

Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất mở rộng tập trận chung với các hoạt động do thám của Mỹ. Nó cũng kêu gọi Nhật Bản tăng cường quan hệ quốc phòng với Hàn Quốc trong mối hợp tác chân kiềng với Mỹ, và mở rộng quan hệ với các mạng lưới phòng thủ châu Âu.

ADIZ, thủ tướng Abe, Chiến lược An ninh Quốc gia Nhật Bản, Hoa Đông, Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thị sát quân đội. Ảnh: AP

Cuộc chạy đua không hồi kết?

Vào nửa cuối năm 2013, Nhật Bản đã liên tục đưa ra những chính sách an ninh mới để đối phó với tình hình tranh chấp đang leo thang trong khu vực. Từ Hội đồng an ninh quốc gia (NSC), Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng mới (NDPG), thành lập Uỷ ban An ninh Quốc gia cho đến Chính sách an ninh mới, Nhật Bản đang bày tỏ quan ngại ngày càng tăng đối với những tranh chấp trong khu vực.

Trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Tư vấn về khả năng an ninh quốc gia và Quốc phòng vào tháng 9/2013, ông Abe tuyên bố chính phủ của ông sẽ "chủ động đóng góp vào việc đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới dưới ngọn cờ của những đóng góp tích cực cho hòa bình." Có thể nói Nhật Bản đã quyết định theo đuổi một phương hướng "hoà bình chủ động" để thúc đẩy hòa bình và an ninh thông qua việc đặt trọng tâm vào "củng cố nội lực".

Ngay khi vừa được đưa ra, người ta cho rằng sáng kiến này sẽ được sự ủng hộ hết mình từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, ông Abe lại nổi tiếng với hình ảnh một nhà lãnh đạo thuộc phái "diều hâu" bảo thủ theo chủ nghĩa xét lại lịch sử.

Với chính sách kinh tế "Abenomics", ông Abe rất có thể phục hồi nền kinh tế Nhật Bản và nhận được sự ủng hộ từ công chúng cho chương trình nghị sự chính trị bảo thủ của mình. Theo đó, Nhật Bản cũng có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi ở Đông Á và tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực.

Chủ nghĩa xét lại lịch sử của ông Abe cũng tạo ra không ít lo ngại khi người ta nhận thấy sự tiếp diễn liên tục về chính sách an ninh của Nhật Bản trong thập kỷ vừa qua. Đặc biệt khi Nhật Bản liên tục giữ mối quan hệ đối đầu với Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, trong khi vẫn thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đang có xu hướng giảm (ít nhất là cho đến năm 2012) cùng ràng buộc ngân sách quốc phòng của Mỹ, vị thế "đung đưa" của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã trở nên thận trọng hơn trong việc đánh giá các tương quan về sức mạnh tại Đông Bắc Á trong tương lai.

Cộng hưởng với những động thái kiên quyết của Trung Quốc bất chấp khả năng phòng thủ mạnh mẽ của Nhật và các cam kết bảo vệ đồng minh của Mỹ, việc Nhật Bản liên tục có những chính sách an ninh mới cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi sống còn: đâu là điểm dừng cho cuộc chạy đua này? Nếu Bắc Kinh vẫn không thôi khiêu khích, Tokyo vẫn cương quyết không nhượng bộ, và Washington vẫn liên tục ủng hộ đồng minh của mình, thì Hoa Đông vẫn mãi là một vùng biển luôn dậy sóng.

Huỳnh Tâm Sáng - Hồ Hải Yến

Theo Vietnamnet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.