Tai ương đến từ đâu?
14 Tháng Giêng 2014 6:54 CH GMT+7
Hoạt động ngoại giao trong mấy ngày qua khiến dư luận cho rằng, vì những diễn biến phức tạp tại Đông Bắc Á, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết định thăm Mỹ (trong tháng 4) nhằm duy trì mối quan hệ tin tưởng với Washington. Bởi quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang tiếp tục xấu đi một cách nhanh chóng, sau khi Trung Quốc không muốn nghe Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích về chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni hôm 26/12/2013. Trong khi đó tờ Defense News (08/01) cho biết, giới chuyên gia quốc phòng Mỹ đã đánh giá Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu ở châu Á. Cũng trong ngày 08/01, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm tới Tây Ban Nha và Pháp để bảo vệ lập trường của Tokyo trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Không muốn lưỡng đầu thọ địch

Dư luận không ngạc nhiên sau khi Tokyo thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng trong năm thứ hai liên tiếp, đồng thời tuyên bố “thiết lập một khả năng phòng vệ toàn diện có thể bảo vệ hoàn toàn đất nước”. Bởi ngày 07/01, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều gấp máy bay chiến đấu đến vùng trời thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông khi máy bay Y-12 của Trung Quốc xuất hiện tại đây. Sau khi chiến đấu cơ của Nhật Bản xuất hiện, máy bay Y-12 quay trở lại và không đi vào không phận tranh chấp. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thực hiện hành động kể trên sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông hôm 23/11/2013.

Cùng ngày 07/01, Tân Hoa xã cho biết, Tokyo đã thành lập Ban Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Shotaro Yachi, cố vấn chính sách ngoại giao của Thủ tướng Shinzo Abe là trưởng ban. Cũng trong ngày 07/01, Đài NHK đưa tin, Nhật Bản đã cảnh báo Trung Quốc sau khi thuyền viên một tàu tuần tra Cảnh sát biển Trung Quốc lên kiểm tra một tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh

Tờ Kyodo News cho biết, bản dự thảo quốc phòng mới của Tokyo cho phép Lực lượng phòng vệ huy động tàu thuyền dân sự chở binh lính trong trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bị Trung Quốc đánh chiếm. Trong trường hợp khẩn cấp, thuyền viên làm việc trên tàu dân sự có thể được tuyển dụng làm quân dự bị phục vụ trong Lực lượng phòng vệ. Giới phân tích cho rằng, tại biển Hoa Đông, Nhật Bản đang có tranh chấp biển đảo với cả Trung Quốc (tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) và Hàn Quốc (tại quần đảo Dokdo/Takeshima).

Theo đó, Đông Á đang trở thành bãi lầy của những cuộc đối đầu quá khứ, hiện đại và đang trở nên căng thẳng cực điểm vì chủ nghĩa dân tộc. Trước đó (01/01), Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã cứu một người Trung Quốc trong vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi người này tìm cách đáp xuống khu vực này bằng khinh khí cầu. JCG đã bàn giao người này cho Trung Quốc vào khoảng 19 giờ 50 phút cùng ngày.

Theo tờ Sankei, Tokyo sẽ quốc hữu hóa khoảng 280 đảo (và đặt tên cho những hòn đảo chưa có tên) chưa có chủ sở hữu trong số các đảo có vai trò quyết định đối với việc xác định phạm vi lãnh hải của Nhật Bản. Ngày 4/1, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Hàn Quốc tập trung xây dựng “căn cứ khảo sát khoa học biển” trên các đá ngầm, đồng thời coi đây là “tuyệt chiêu” bảo vệ chủ quyền biển. Tuy ngân sách 2014 đã giảm chi xây dựng căn cứ khảo sát khoa học biển của quần đảo Dokdo/Takeshima, nhưng lại trích khoản tiền lớn xây dựng “căn cứ khảo sát khoa học biển vùng biển phía tây”. Hàn Quốc đã xây dựng 3 căn cứ khoa học biển tại Leodo/Tô Nham, Gageo/Nhật Hướng và Dokdo/Takeshima.

Bác bỏ thẳng thừng

Ngày 07/01, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã bày tỏ sự sẵn sàng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng ngày 07/01, Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc đã bác bỏ ý định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi muốn giải thích về chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni hôm 26/12/2013. Cũng trong ngày 07/01, tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Washington, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã kêu gọi các bên cần có những hành động “chân thành” nhằm giảm căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á.

Ngày 06/01, Ngoại trưởng Yun Byung-se bắt đầu chuyến công du 3 ngày tới Washington để thảo luận với các quan chức cấp cao Mỹ về tình hình căng thẳng ở Đông Bắc Á và những vấn đề song phương cùng quan tâm.

Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản

Hãng Kyodo News cho biết, Bộ trưởng phụ trách chính sách biển đảo và các vấn đề lãnh thổ Nhật Bản Ichita Yamamoto công du một số nước thành viên ASEAN để thu hút sự hỗ trợ cho quan điểm lãnh thổ của Tokyo đối với quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 08/01, Trung Quốc đã hối thúc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lắng nghe ý kiến của cộng đồng quốc tế sau khi ông viếng đền Yasukuni.

Trước đó (07/01), tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục chỉ trích Nhật Bản, thậm chí nói Đại sứ Nhật Bản tại Anh đã có những phát ngôn “vô tri, vô lý, ngông cuồng” sau khi ông Keiichi Hayashi gọi Trung Quốc là “Chúa tể Voldemort ở Đông Á”. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh gọi “chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản là Chúa tể Voldemort”.

Cùng ngày 07/01, Hãng Yonhap dẫn lời Giáo sư người Mỹ gốc Hàn quốc Lee Sung-yoon cho rằng, chuyến thăm ngôi đền Yasukini gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đem lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên; đồng thời làm suy yếu chính sách tái cân bằng của Washington đối với châu Á.

Ngày 06/01, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ nguyện vọng muốn gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc để giải thích lý do tới thăm ngôi đền Yasukuni. Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ việc ông tới thăm ngôi đền Yasukuni. Trước đó (05/01), tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Kyodo News cho biết, 16 giờ ngày 04/01, Thủ tướng Shizo Abe đã tảo mộ cha mình đang yên nghỉ tại quê nhà ở thành phố Nagato, tỉnh Yamaguchi với mong muốn phấn đấu hết sức để đưa Nhật Bản phát triển thành một quốc gia huy hoàng.

Cũng trong ngày 06/01, tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ở New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã bày tỏ sự hiểu biết về chính sách “hòa bình chủ động” của Thủ tướng Shinzo Abe. Bộ trưởng Itsunori Onodera đã giải thích với Thủ tướng Manmohan Singh về việc Nhật Bản đã kiềm chế khi đối phó với Trung Quốc tại ADIZ ở biển Hoa Đông.

Nhận định của giới chuyên môn

Ngày 08/01, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, việc Tokyo và New Delhi tăng cường hợp tác quốc phòng là “nhằm vào Trung Quốc”. Trong khi đó, giới truyền thông Nhật Bản và Ấn Độ cho rằng, mối uy hiếp chung (đặc biệt ở Biển Đông và tốc độ hiện đại hóa quân sự) từ Trung Quốc là chất xúc tác để New Delhi và Tokyo xích lại gần nhau. Được biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã thảo luận với người đồng cấp A.K.Antony về hợp tác quân sự song phương và an ninh khu vực. Theo đó, 2 bên nhất trí tổ chức đối thoại “2+2” lần thứ 3 và đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ 4 tại New Delhi trong năm 2014.

Theo giới truyền thông, Nhật Bản và Ấn Độ đang đàm phán về việc hợp tác phát triển chung loại thủy phi cơ tìm kiếm cứu nạn US-2 do Tokyo nghiên cứu và chế tạo (nhân chuyến công du tới Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera). Bởi trong chuyến thăm Nhật Bản năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh muốn hợp tác phát triển thủy phi cơ US-2 với Nhật Bản. Trước đó (05/01), hải quân Ấn Độ đã phát đi những hình ảnh đầu tiên về tàu sân bay INS Vikramaditya được hộ tống bởi khinh hạm lớp Talwar-INS Trikand, khu trục hạm lớp Delhi-INS Delhi, tàu tiếp liệu INS Deepak (đều được coi là hiện đại và uy lực nhất của hải quân Ấn Độ).

Tranh chấp ở Biển Đông càng trở nên căng thẳng hơn sau khi Trung Quốc ra lệnh cho tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò cá tại “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Và đây được coi là hành động coi thường Công ước về Luật Biển năm 1982 của Bắc Kinh.

Ngày 08/01, tờ The New Zeland Herald dẫn thông tin của Hãng AP cho biết, trong một chiến dịch nhằm âm mưu hiện thực hóa tham vọng lãnh thổ bất hợp pháp ở Biển Đông, Bắc Kinh đang tăng cường “quyền hạn của Cảnh sát biển” Trung Quốc ở Biển Đông khi bắt ngư dân nước ngoài “xin phép” khi muốn đánh bắt ở Biển Đông. Cũng trong ngày 8/1, Bộ Ngoại giao Philippines đã yêu cầu Đại sứ quán nước này tại Bắc Kinh tìm hiểu, làm rõ thông tin kể trên.

Tàu tuần tra cảnh sát biển Trung Quốc

Ngày 05/01, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nhận định của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Theo đó, tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này thương thuyết để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Nhưng tình hình có thể thay đổi vào giữa năm 2014 khi Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc (đường lưỡi bò) tại vùng biển này.

Trước đó (03/01), trang mạng Strategy Page của Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã sở hữu khoảng 100 máy bay chiến đấu Su-30MK2 và máy bay chiến đấu J-16 giống hệt Su-30MK2 đã xuất hiện. Chuyên gia quân sự Trung QuốcDoãn Trác cho rằng, máy bay J-16 có khả năng tấn công đối hải, đối đất mạnh, có thể thay thế cho máy bay JH-7. Theo chuyên gia Trung Quốc Đỗ Văn Long, các dòng máy bay chiến đấu J-10, J-11, J-16 phối hợp với máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, KJ-200 có thể nắm chắc được các mục tiêu địch trong phạm vi lớn, có khả năng tấn công đối không mạnh.

“Chiếc áo đã quá chật”

Ngày 07/01, Tân Hoa xã dẫn trang mạng tạp chí Học giả Ngoại giao của Nhật Bản đưa tin trước đó cho rằng: Trong 5-10 năm tới, tại vùng biển Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông sẽ chứng kiến số lượng triển khai tàu ngầm thông thường của các nước trong khu vực tăng lên rõ rệt. Điều này sẽ khiến Biển Đông trở nên chật chội hơn, nhưng lực lượng tàu ngầm sẽ làm cho khả năng tác chiến trong khu vực tăng lên cả 4 chiều: trên không, trên mặt đất, trên biển và dưới biển. Do đó, giới chuyên môn cho rằng, hoạt động của các nước trên biển Hoa Đông, Biển Đông ngày càng gia tăng và trong tình hình các nước thiếu đồng thuận hành động, khiến nhiều người lo ngại những hoạt động này có thể gây xung đột.

Theo giới chuyên môn, Tokyo đã quyết định tái biên chế 7 sư đoàn/lữ đoàn trong tổng số 15 sư đoàn/lữ đoànthuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân), thành các sư đoàn/lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh, chuyên trách bảo vệ khu vực cụm đảo tây nam. Được biết, trong 5 năm kể từ 2014, Nhật Bản sẽ biên chế lại sư đoàn 6 và sư đoàn 8; lữ đoàn 11 và lữ đoàn 14 thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động. Và 5 năm sau, sẽ tiếp tục tái biên chế các sư đoàn 2; lữ đoàn 5 và lữ đoàn 12 nhưng vẫn giữ nguyên địa điểm đóng quân của các Bộ Tư lệnh sư đoàn/lữ đoàn này.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, trong năm 2013 Trung Quốc đã hạ thủy gần 30 tàu chiến và đây là bước phát triển nhảy vọt của hải quân nước này. Trong số này có 2 tàu khu trục Type 052C, 1 tàu khu trục Type 052D, 6 tàu khu trục nhỏ Type 054A và 18 tàu hộ tống Type 056. Theo giới quân sự, những bước tiến của hải quân Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất châu Á - với 79 tàu chiến lớn, hơn 55 tàu ngầm, 55 tàu lưỡng cư (lớn và trung) cùng 85 tàu có tên lửa dẫn đường loại nhỏ.

Ngày 06/01, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài “5 chiêu phá vỡ cục diện tranh chấp Biển Đông: Cùng khai thác tài nguyên dầu khí gặp khó khăn” của Tiết Lực, Phó chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Thứ nhất, khai thác tài nguyên dầu khí. Thứ hai, hiệp định nghề cá nhiều bên. Thứ ba, cơ chế an toàn vận tải đường biển. Thứ tư, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển. Thứ năm, thiết lập Công viên hải dương.

Trong báo cáo gửi cơ quan lập pháp ngày 06/01, đại diện thường trực Đài Loan tại Mỹ King Pu-tsung cho biết, Đài Bắc đang nỗ lực vận động tham gia cuộc Diễn tập đa phương RIMPAC nhằm tăng cường hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ. Ngày 05/01, tờ ABS CBN News đưa tin, ngày 04/01, quân đội Philippines bắt đầu thay quân đồn trú luân phiên (bất hợp pháp) tại đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Đô đốc Agus Heryana, Tư lệnh vùng IV Hải quân Indonesia tại Tanjungpinang cho biết, sẽ có ít nhất 40 tàu quân sự của Hải quân 10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) tham gia cuộc tập trận chung ASEAN+8 với tên Komodo 2014. Cuộc tập trận Komodo 2014 sẽ được tiến hành trong tháng 4 tại các vùng biển Batam, Natuna và Anambas thuộc Indonesia tiếp giáp với Biển Đông.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.