Mỹ - Trung: Thực chất mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” (Kỳ 1)
16 Tháng Giêng 2014 6:18 SA GMT+7
Năm 2013, Mỹ - Trung đã có ba cuộc tiếp xúc được giới quan sát cho là quan trọng: ngày 07/06, Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; ngày 10/07, Đối thoại chiến lược giữa các quan chức kinh tế và ngoại giao; ngày 19/08, Hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Thường Vạn Toàn. Các cuộc gặp nêu trên được coi là đặt nền móng cho mối “quan hệ nước lớn kiểu mới”.

Những toan tính chiến lược

Cho đến nay, Mỹ - Trung đã là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP của hai quốc gia đã chiếm hơn 35% GDP toàn cầu, kim ngạch thương mại song phương cũng đã vượt quá 500 tỷ USD (2013). Trung Quốc hiện là nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ (1.170 tỷ USD), nên bất kỳ sự biến động nào về tài chính - kinh tế của mỗi bên cũng sẽ tác động lớn đến nhau và có tính toàn cầu. Với vai trò là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), Mỹ - Trung đều có trách nhiệm lớn. Có thể nói, hai nước Mỹ - Trung tuy không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng bất kỳ vấn đề lớn nào trên thế giới nếu không có sự hợp tác của hai nước thì đều khó có thể được giải quyết.

Theo giới phân tích, dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào, quan hệ Mỹ - Trung cũng đã vượt xa phạm vi hai nước và mang ý nghĩa quốc tế rộng lớn, khiến hai quốc gia đã “cộng đồng vận mệnh và cộng hưởng lợi ích”, dù muốn hay không cũng khó có thế tách rời nhau. Với những tiềm năng phát triển, sự tương xứng về sức mạnh và lợi ích như vậy, quan hệ Mỹ - Trung được giới nghiên cứu dự báo cho là sẽ góp phần định hình trật tự thế giới trong thế kỷ XXI. Vì thế, các nhà lãnh đạo hai nước đang hướng tới mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” với sự gắn kết và tùy thuộc lẫn nhau trên cả các lĩnh vực: kinh tế, an ninh và chiến lược.

Trong hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung, hai bên đã đưa ra kế hoạch về các cuộc tập trận chống hải tặc gần Somali, diễn tập cứu hộ trên vùng biển gần Hawaii và lần đầu tiên Mỹ đã mời lực lượng hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia (RIMPAC) vào năm 2014…

Phát biểu với báo giới, ông Chuck Hagel nói rằng, ông và người đồng nhiệm Trung Quốc muốn xây dựng “quan hệ quân sự song phương bền vững và thực chất”, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: “Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng lòng tin giữa quân đội hai nước thông qua hợp tác”. Vì thế, dư luận cho rằng, các cuộc gặp diễn ra trong năm qua tuy còn nhiều bất đồng, nhưng cũng là cơ hội để phản ánh tầm nhìn chiến lược của cả hai cường quốc trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm đối với cả thế giới.

Được biết, kể từ đầu năm 2010 đến nay, quan hệ Mỹ - Trung đã trải qua nhiều sóng gió, đôi lúc tưởng như đối đầu trên các lĩnh vực như: nhân quyền, thương mại, vấn đề Đài Loan, về trách nhiệm của nước lớn trước các thử thách quốc tế và nỗ lực gia tăng tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Khi Mỹ đề cập đến các vấn đề nêu trên, Trung Quốc đã phản ứng lại bằng nhiều biện pháp, cả công khai và bán công khai, nhưng mãnh liệt nhất là những vấn đề về Tây Tạng và Đài Loan. Trung Quốc đã đơn phương ngưng các trao đổi về quốc phòng với Mỹ, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan; tiến hành thử hỏa tiễn có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm nhằm răn đe hạm đội Mỹ tiến gần biển Đài Loan và Biển Đông; tổ chức tập trận biểu dương lực lượng hải quân, không quân; thử hỏa tiễn chống vệ tinh và mở các cuộc tấn công tin học… Nói chung, các phản ứng của Trung Quốc phần lớn tập trung vào việc biểu dương “cơ bắp” nhằm răn đe hơn là nghiên cứu bề sâu để thay đổi về bản chất. Việc này đã gây nên những sai lầm trong tính toán chiến lược của các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc.

Theo giới quan sát, những vấn đề nổi bật, ảnh hưởng đến việc thay đổi toàn bộ cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) xảy ra từ đầu năm 2010 đến nay thực chất là hậu quả của việc tính toán sai lầm về chiến lược đối ngoại quốc phòng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều này đã tạo cơ may hiếm có cho Mỹ củng cố lại vị thế của mình tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng tại Đông Nam Á, những sai lầm của Trung Quốc đã giúp Mỹ trở lại khu vực thuận lợi với sự đón nhận “nhiệt tình” của một số nước.

Dư luận hẳn còn nhớ, trước khi xảy ra sự kiện tàu Cheonan (3/2010), tại khu vực CA-TBD, ở một mức độ nào đó, Mỹ đã lâm vào khó khăn chiến lược như: việc di chuyển căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng; Hàn Quốc cũng không còn hoan nghênh việc đóng quân lâu dài của quân đội Mỹ tại đất nước này và đã đạt được với Mỹ một hiệp định về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Hàn Quốc trong hai năm; chính phủ của cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama đã đề xuất việc xây dựng một cộng đồng Đông Á không bao gồm Mỹ, khiến Mỹ cảm nhận được nguy cơ bị đẩy ra khỏi vòng tròn kinh tế Đông Á đang có sức phát triển mạnh…

Tuy nhiên, sau sự kiện tàu Cheonan, Mỹ nhận thấy đây là cơ hội tốt để củng cố vị thế của mình tại CA-TBD. Nắm bắt cơ hội, Mỹ đã ra sức ủng hộ Hàn Quốc về mặt ngoại giao, thừa cơ tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, đồng thời đã đạt được với Hàn Quốc về một hiệp định đóng quân lâu dài tại đây và điều chỉnh lực lượng quân sự tại khu vực (Mỹ mới quyết định bổ sung 800 quân tới Hàn Quốc vào đầu năm 2014).

Về tuyên bố “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông của một viên chức ngoại giao Trung Quốc với giới có thẩm quyền Mỹ vào đầu năm 2010 (hiện nay đang được lãnh đạo Trung Quốc thẩm định lại). Nhiều người cho rằng điều đó tuy chưa hẳn là quan điểm chính thức của Trung Quốc, nhưng việc này không xóa bỏ được những nghi kỵ của các nước liên quan. Các động thái của Trung Quốc qua các hành vi như đơn phương cấm đánh bắt cá, kể cả trong các vùng biển thuộc hải phận của nước khác, hay là tuyên bố ngoại giao biểu hiện qua tấm bản đồ đường lưỡi bò, lần đầu tiên nộp lên Hội đồng bảo an LHQ nhân việc nước này phản đối hồ sơ “thềm lục địa mở rộng” của một số nước Đông Nam Á vào tháng 8/2009 đã cho thấy ý định rõ ràng của Trung Quốc ở Biển Đông là giành gần trọn vẹn vùng biển và các quần đảo tại đây. Tuyên bố “lợi ích cốt lõi” dù có hay không chính thức thì các hành động cấm đánh bắt cá trước đây và tuyên bố của tỉnh Hải Nam gần đây đã nói lên tất cả, khiến tính thuyết phục của các cuộc vận động nhằm điều chỉnh lại tuyên bố “lợi ích cốt lõi” sẽ bị hạn chế, chừng nào những tuyên bố trên chưa được rút lại.

Mặt khác, khi tuyên bố “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông vừa xong lại xảy ra biến cố tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật. Trong các tuyên bố của Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư, Hoàng Sa và Trường Sa hay về biển Đông…, Trung Quốc luôn cho rằng chúng đều thuộc chủ quyền “bất khả tranh nghị” của Trung Quốc. Theo cách nói trên, trong trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm vùng biển hay các đảo đó thì họ sẽ hành động dưới hình thức “tự vệ”. Trung Quốc hy vọng làm như thế sẽ tránh được mọi sự can thiệp của các nước khác, nhất là Mỹ. Cuộc chiến xảy ra ít nhất họ tạo được thế “chính nghĩa”. Kịch bản chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 cũng đã nói lên điều đó.

Năm 2010, Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc còn khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến mang tên Map World, tại địa chỉ tianditu.cn và chinaonmap.cn, trong đó thể hiện đường yêu sách chín gạch bao trùm lên cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc đã gây lên phản ứng và nghi kỵ của nhiều nước khác trong khu vực.

Việc tính toán sai lầm về chiến lược đối ngoại quốc phòng của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là bà H. Clinton đang dự hội nghị ASEAN tại Hà Nội (7/2010) đã tuyên bố, Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ ngay lập tức tái khẳng định khu vực biển và các đảo này nằm trong hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, tức là Mỹ sẽ can thiệp khi thấy cần thiết. Việc Mỹ và Nhật Bản cùng một số nước đồng minh của Mỹ diễn tập tác chiến “chiếm lại Senkaku”, cho thấy quyết tâm của Mỹ và đồng minh sẽ không chỉ nói, mà sẽ hành động. Phía Trung Quốc khi đó cũng phản ứng lại bằng cách biểu dương tập trận tác chiến tiêu diệt máy bay Raptor F22 của Mỹ.

Sai lầm “chết người” của Trung Quốc khi đó là không tính được phản ứng của Mỹ và các nước liên quan. Đồng thời đây được coi là một thất bại cho toan tính chiến lược đối ngoại quốc phòng của Trung Quốc. Ngay sau đó Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Lương Quang Liệt đã “xuống giọng”. Các thất bại do tính toán chiến lược sai lầm của Trung Quốc đã để lộ tham vọng của họ, đã gây hậu quả rất bất lợi cho Trung Quốc trên chính trường quốc tế. Điều này đã tạo cơ hội cho việc “xoay trục” của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương nhanh hơn so với kế hoạch trước đó. Vì thế, việc gây căng thẳng tại bãi cạn Scarborough với Philippines, tuyên bố “vùng nhận diện phòng không với Nhật Bản, Hàn Quốc… gần đây chỉ là những động thái “vuốt đuôi” khi mọi sự đã rồi.

(Còn tiếp)

Nguyễn Nhâm (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.