Đội ngư dân 8X trên biển Hoàng Sa
16 Tháng Giêng 2014 1:28 CH GMT+7
Không biết bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, đập phá máy móc, ngư lưới cụ nhưng khi ra khơi, anh em tàu QNg 90325 vẫn ngoan cường trực chỉ Hoàng Sa. Bởi ở đó, với những chàng trai trẻ, vẫn là biển đảo của mình.

Ngư dân Đặng Phước được giao chuẩn bị Quốc kỳ cho mỗi chuyến ra khơi - Ảnh: Trần Mai

“Trung Quốc có bắt, có phá 100 lần anh em cũng cứ đi, không sợ!” - thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phúc, 34 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói. Tết này họ sẽ ăn tết ngoài khơi, xuất phát từ cảng biển Sa Kỳ.

Bám biển

Đi biển từ năm 16 tuổi, anh chẳng nhớ bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi khi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Anh chỉ nhớ bảy lần bị đưa lên đảo Phú Lâm, ba lần bị đập phá ngư cụ trên biển rồi thả đi. Thế nhưng từ khi biết đi biển, anh đã kiên trì bám lấy Hoàng Sa.

Khi nghe thông tin Trung Quốc đưa ra những chính sách phi lý trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, ngư dân Phúc bất bình: “Chúng tôi đánh bắt trên ngư trường của cha ông, chẳng có phạm luật gì của quốc tế hết. Ngư dân chúng tôi chỉ xin phép Chính phủ Việt Nam chứ chả xin ai hết, biển mình, mình làm, hà cớ phải xin Trung Quốc!”.

Cũng giống những ngư dân khác, vừa cập bến vào sáng 10/01 Phúc đã vội chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới. Phúc ngoan cường: “Tôi tính nghỉ mấy ngày cho anh em đỡ mệt rồi đi tiếp, nhưng nghe tin này anh em thống nhất đi tiếp xem nó làm gì mình!”.

Giống thuyền trưởng Phúc, ngư dân Nguyễn Kiên cũng đồng tình như vậy. Kiên là bạn đồng lứa với Phúc, gắn bó với nhau như anh em, bao nhiêu năm Phúc làm thuyền trưởng, chừng ấy thời gian Kiên đi bạn trên tàu, sung sướng hay gian nan đều có nhau. Kiên nói: “Bị tàu hải giám Trung Quốc quấy phá là chuyện thường. Anh em chúng tôi chỉ sợ canô chứ thuyền lớn thì chẳng sợ. Mấy đợt bị bắt là chúng tôi không chạy để cho chúng biết người Việt đang làm trên biển Việt Nam đó chớ”.

Giữ chủ quyền

Tất cả ngư dân trên tàu QNg 90325 của thuyền trưởng Phúc đều thuộc thế hệ 8x, người trẻ nhất chỉ mới 17 tuổi. Thuyền viên Đinh Lợi chỉ mới 19 tuổi nhưng đã có năm năm kinh nghiệm quần thảo khắp vùng đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Lợi tự hào: “Em nhỏ tuổi nhưng chẳng thua những lão ngư sừng sỏ đâu”.

Với anh em ngư dân, đi biển có nhiều điều quan trọng nhưng thiêng liêng nhất là cờ Tổ quốc. Thế nên trên tàu lúc nào cũng có hơn chục lá cờ phòng bị. Ngư dân Đặng Phước (22 tuổi) là người được giao trọng trách giữ cờ. Phước kể: “Cờ Tổ quốc quan trọng lắm, lá cờ khẳng định ngư dân Việt Nam đang có mặt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mình phải thế nó mới biết dân mình sống chết cũng giữ Hoàng Sa”.

Trò chuyện cùng chúng tôi nhưng chẳng ai nghỉ tay, công việc được phân công nhịp nhàng, ai làm việc nấy, người trên bờ, người dưới tàu tất bật chuẩn bị cho một chuyến ra khơi. Những ngư dân trẻ với nụ cười tươi trên khuôn mặt cháy nắng giữa cảng Sa Kỳ lộng gió. Ai nấy đều phấn khởi cho một cái tết ở nơi đầu sóng ngọn gió Hoàng Sa.

TRẦN MAI

Theo TT

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.