Trao đổi thương mại Nga-Việt: Đã đạt kỷ lục nhưng chỉ là tạm thời
19 Tháng Giêng 2014 10:36 CH GMT+7
Những con số chính xác tổng quan kim ngạch thương mại Nga -Việt năm qua chưa được xướng lên, tuy nhiên kết quả của 11 tháng là khá lạc quan. Mức gia tăng so với năm trước là 12% - ông Pavel Kochkin, cố vấn Vụ Châu Á và Châu Phi của Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga cho biết.

 

“Theo thống kê của Hải quan LB Nga về giao thương giữa hai nước Nga-Việt, doanh thu của 11 tháng lên tới gần 3,8 tỷ dollar. Vì vậy, có thể vững tin tuyên bố rằng nếu cộng thêm kết quả của tháng Chạp thì chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra năm ngoái, dù đã là mức kỷ lục 4 tỷ, chắc chắn không những được thực hiện, mà còn vượt hơn. Trong đó điều quan trọng cần lưu ý là gần phân nửa hàng xuất khẩu Nga sang Việt Nam là máy móc và thiết bị”.

Tỷ lệ chiếm ưu thế của những sản phẩm này trong cơ cấu xuất khẩu Nga sẽ tiếp tục phát triển. Trong năm qua, hai nước đã nhất trí về danh sách 12 dự án ưu tiên. Việc thực thi số dự án đó, bổ sung vào với những đề án đã triển khai, đòi hỏi khâu cung cấp từ Nga phải gia tăng đáng kể chính những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như vậy. Danh sách ban đầu này trong tương lai sẽ được mở rộng. Cho đến nay, 3 trong số 12 dự án là đề xuất của phía Việt Nam, còn 9 là do phía Nga nêu ra.

Một trong số đó đã chuyển từ dự án thành đề án vì được đưa vào quĩ đạo hiện thực. Hồi cuối tháng Chạp đã ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện "Long Phú-1”. Từ phía Nga, việc cung cấp các thiết bị với tổng giá thành từ 400 đến 600 triệu dollar sẽ do tập đoàn “Silovye Mashiny” đảm trách. Còn hãng năng lượng Nga "Inter RAO" thì đã bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch kiến thiết công trình nhiệt điện "Quảng Trạch-2”. Hãng Nga này dự định xây dựng và trang bị hoàn chỉnh cho nhà máy, để rồi “Quảng Trạch” cũng sẽ có hai tổ máy công suất mỗi tổ 600 MW như ở “Long Phú”.

Hàng loạt dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị khởi động. Ví dụ - xây dựng tại Việt Nam nhà máy sản xuất titan xốp. Là tổ hợp nhẹ nhàng, sức bền cao và có khả năng chống ăn mòn, sản phẩm titan xốp đang ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp máy bay và đóng tàu, cũng như trong phẫu thuật tái tạo. Ngoài nhà máy tương lai này, công ty Nga "Avisma" còn dự định xây dựng cả cảng biển gần đó, giúp giảm đáng kể các chi phí vận chuyển trong việc cung cấp titan xốp cho tiềm năng. Mà ngay hôm nay, trong danh sách những khách hàng tương lai, đã có cả Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tập đoàn chế tạo máy miền Tây Ural của Nga sẽ tham gia lắp đặt ở phía bắc Việt Nam hai lò giếng. Còn công ty "Gazprom Neft" đảm nhận chu trình hiện đại hóa và bảo trì nhà máy lọc dầu Dung Quất, hiện thời là cơ sở duy nhất tại Việt Nam về loại này. Trong số đã được phê duyệt có đề án xây dựng tại Việt Nam xí nghiệp sản xuất toa xe đường sắt, dự trù xuất xưởng đến 2.000 toa mỗi năm, và tổ hợp khách sạn hiện đại ở Cam Ranh.

Trong số các đề xuất của phía Việt Nam, có hai dự án liên quan đến việc tham gia khai thác phát triển mỏ dầu và khí đốt trên lãnh thổ Nga. Trong một dự án khác, là phương hướng đề nghị Nga chuyển giao công nghệ sản xuất vải cao su của Nga dựa trên cơ sở lụa Việt Nam cho Uỷ ban phụ trách công tác với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Pavel Kochkin cho biết: “Từ trước đến nay hai nước chúng ta đều đã lập kế hoạch hàng năm về mức trao đổi thương mại. So với chỉ tiêu, kết quả thường xuyên vượt hơn. Hiện giờ không nêu con số cụ thể, trong chừng mực đã xuất hiện khả năng tăng doanh thu nhanh chóng. Nhờ có 12 dự án ưu tiên và nhờ việc bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận trị giá 10 tỷ dollar. Và tất nhiên, nhờ cả việc sắp tới sẽ ký kết hiệp định về Vùng thương mại tự do giữa Việt Nam và ba nước thuộc Liên minh Hải quan là Nga, Belarus và Kazakhstan”.

Như vậy, năm 2013 đã ghi nhận kỷ lục giao thương giữa hai nước, thế nhưng chỉ là tạm thời trong triển vọng sẽ có những kỷ lục mới thay thế. Chẳng hạn, theo ước tính của các chuyên viên Nga, chỉ trong một năm sau khi ký kết hiệp định, mức xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ lập tức tăng gấp đôi.

Theo ruvr.ru

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.