Mỹ đứng sau những biến động chính trị ở Ucraina
10 Tháng Hai 2014 7:22 SA GMT+7
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina đang bước vào một giai đoạn nhạy cảm khi Moskva cáo buộc Washington kích động âm mưu đảo chính chống chính quyền Kiev, còn Mỹ chỉ trích Nga tiết lộ cuốn băng ghi âm cuộc trao đổi giữa các quan chức ngoại giao Mỹ về cách thức thành lập chính phủ mới ở Ucraina.

Một phụ tá của Điện Kremli cảnh báo, Moskva sẽ hành động để ngăn không để Washington can dự vào Ucraina. Nhiều người cho rằng, cuộc biểu tình ở Ucraina (bùng phát từ tháng 11/2013) đang có chiều hướng gia tăng và phát triển theo chiều hướng xấu sau khi Kiev hoãn ký Hiệp định liên kết với EU.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Kommersant xuất bản tại Ucraina, ngày 06/02, ông Sergei Glazyev, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Washington cung cấp tài chính và vũ trang cho những người nổi loạn Ucraina. Theo đó, Mỹ đã chi 20 triệu USD/tuần để tài trợ cho phe đối lập, trong đó có cả vũ khí những người nổi loạn.

Ông Sergei Glazyev cũng nhấn mạnh, Moskva có cơ sở pháp lý (ám chỉ Bản ghi nhớ Budapest về Hỗ trợ an ninh năm 1994) để can thiệp vào cuộc khủng hoảng đã kéo dài hai tháng qua tại Ucraina và mô tả tình hình tại đây giống như một nỗ lực đảo chính.

Người biểu tình chống Chính phủ Ucraina trên đường phố thủ đô Kiev

Cũng trong ngày 06/02, trên trang YouTube đã xuất hiện cuộc trò chuyện qua điện thoại (4 phút 10 giây) được cho là giữa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland và đại sứ Mỹ tại Ucraina Geoffrey Pyatt, trong đó các quan chức ngoại giao Mỹ đã “dè bỉu” Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc khủng hoảng ở Ucraina. Người phụ nữ kể trên sau khi nhắc tới EU bằng một từ nói tục tĩu còn đề cập tới Liên hợp quốc và vai trò có thể có của tổ chức này nhằm giải pháp cho bế tắc ở Ucraina.

Đoạn băng ghi âm kể trên cũng hé lộ những trao đổi thẳng thắn của hai quan chức này về tương lai của 3 lãnh đạo đối lập của Ucraina (Vitaly Klitschko, Arseniy Yatseniuk và Oleh Tyahnybok). Theo đó, ông Vitaly Klitschko không nên tham gia bất kỳ chính phủ nào, còn ông Arseniy Yatseniuk là người có kinh nghiệm về kinh tế.

Những người biểu tình chống chính phủ tuần hành phản đối quanh khu chính phủ Ucraina

Theo hãng tin Reuters, đoạn băng ghi âm kể trên được thực hiện trước ngày 27/01 (thời điểm lãnh đạo phe đối lập Arseny Yatsenyuk từ chối đề nghị bổ nhiệm ông trở thành Thủ tướng của Tổng thống Viktor Yanukovich). Ngay sau khi thông tin này xuất hiện đã có những phản ứng khác nhau và đương nhiên Mỹ muối mặt vì những bình luận về cuộc khủng hoảng Ucraina.

Mặc dù một số quan chức Mỹ từ chối xác nhận tính chân thực của đoạn băng ghi âm kể trên, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jan Psaki cho biết: đã liên lạc với các đối tác EU và đã xin lỗi vì những bình luận được đăng tải”. Ngoài ra, bà Jan Psaki ám chỉ đoạn băng bị tiết lộ có thể do Nga làm rò rỉ. Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cũng cho rằng, đoạn băng ghi âm đã “nói lên vai trò gì đó của Nga”.

Các quan chức EU không đưa ra bình luận gì về đoạn băng ghi âm kể trên. Một trong những nguyên nhân khiến Washington đưa ra bình luận kể trên bởi trước đó, ông Sergei Glazyev, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh: Mỹ đang chi 20 triệu USD/tuần cho các nhóm đối lập ở Ucraina, cung cấp cho những kẻ nối loạn vũ khí và nhiều thứ khác. Giới phân tích cho rằng, cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Ucraina giữa Nga và Mỹ đang ngày một căng thẳng sau khi xuất hiện những tranh cãi kể trên.

Theo giới truyền thông, ngày 07/02, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovich tại Olympic Sochi để thảo luận về việc chỉ định một Thủ tướng mới cho quốc gia bất ổn này. Trước đó (05/02), Tổng thống Viktor Yanukovych đã bổ nhiệm Phó Thủ tướng thứ nhất Sergey Arbuzov làm quyền Thủ tướng Ukraine thay cựu Thủ tướng Mykola Azarov, người từ chức hôm 28/01. Cũng trong ngày 07/02, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland có cuộc gặp với phe đối lập tại Ucraina sau khi bà kết thúc cuộc thương đàm với Tổng thống Viktor Yanukovych hôm 06/02 tại Kiev.

Tại buổi tiếp bà Victoria Nuland, ông Viktor Yanukovych nhắc lại cam kết giải quyết khủng hoảng chính trị thông qua thương lượng hòa bình, đối thoại chính trị , đồng thời cam kết làm hết sức mình để ngăn chặn căng thẳng chính trị leo thang. Tổng thống Ucraina cũng bày tỏ lập trường sẵn sàng tiếp tục đối thoại và ủng hộ đòi hỏi của phe đối lập về cải cách Hiến pháp, đẩy nhanh việc trả tự do cho những người biểu tình bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống chính phủ vừa qua. Ông Viktor Yanukovych sẽ chia sẻ một số quyền lực với Quốc hội.

Cùng ngày 06/02, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết (đề nghị Liên minh châu Âu và các nước thành viên) không mang tính ràng buộc kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với Ucraina như cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với những quan chức Ucraina được coi là chủ trương hoặc thực hiện hành vi bạo lực nhằm vào người biểu tình. Nghị quyết cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ tài chính cho Ucraina và thành lập phái bộ thường trực đặc biệt của EP ở Ucraina. Trước đó, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton cho rằng, Chính phủ Ucraina không nỗ lực đủ để vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi độc lập vào năm 1991 đến nay.

Về phần mình, thủ lĩnh đối lập Yuriy Lutsenko (cựu Bộ trưởng Nội vụ Ucraina) cho biết, các cơ quan an ninh Ucraina đang điều tra ông về cáo buộc lật đổ nhà nước. Trong bình luận đăng trên trang web chính thức của mình tối 05/02, ông Yuriy Lutsenko cho biết, ngày 05/02, ông nhận thông báo từ cơ quan an ninh Ucraina về việc đang bị điều tra liên quan tới cáo buộc tìm cách lật đổ nhà nước hiến pháp. Nếu bị buộc tội, ông Yuriy Lutsenko có thể phải lãnh án 5 năm tù.

Đông Ngàn - Từ Sơn

Theo Petrotimes
____________________________
Bullet  
Ai thấp hèn?
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.