Tại sao Putin "đánh bạc" vào Sochi?
14 Tháng Hai 2014 7:20 SA GMT+7
Sochi dường như là một lựa chọn mạo hiểm nhưng cũng đầy toan tính của vị chính trị gia đầy quyền lực Putin.

Tại sao là Sochi?

 
Trước khi Olympic Mùa đông 2014 khai mạc, nhắc tới nước Nga có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến St Peterburg hay Moscow, mà ít người biết đến một thành phố nhỏ mang tên Sochi nằm trên Biển Đen. Bỗng chốc, trong những ngày đầu của năm 2014, Sochi nổi lên là trung tâm của không chỉ các tin tức thể thao mà còn là chính trị của toàn thế giới.
 
Trước tiên phải kể đến các tin tức dồn dập được đăng tải bởi các hãng truyền thông phương Tây với con số 51 tỷ USD được nhắc đi nhắc lại trên khắp các mặt báo. Gần ngày Olympic diễn ra là các phóng sự liên tục về tình hình an ninh tại Sochi và khuyến cáo với các khách du lịch khi đến theo dõi Thế Vận hội. Mức độ căng thẳng còn được phóng viên kỳ cựu đài CNN Woft Blitzer đẩy lên cao khi đặt câu hỏi cho các chính trị gia Mỹ ngay trước lễ Khai mạc "Liệu nước Mỹ có thể tin tưởng giao tính mạng của 10.000 công dân Mỹ sẽ có mặt tại Sochi cho Putin".
 
 
Olympic Sochi đã được tổ chức hoành tráng
 
Dường như giới truyền thông Mỹ và Phương Tây không chỉ vô tình mang lại nỗi sợ hãi cho chính công dân của họ ở Sochi, mà còn định hướng cho toàn thế giới cái nhìn kém thiện cảm với nước Nga và Olympic. Đài NBC của Mỹ còn gây chú ý bằng cảnh quay cận mặt tổng thống Putin khi đoàn Ukraina bước ra sân vận động trong Lễ khai mạc, chứng tỏ thật khó mà tách biệt chính trị với thể thao.
 
Liệu Sochi có đáng sợ như những gì được miêu tả? Liệu Olympic 2014 có là một thất bại thảm hại của nước Nga? Mọi việc có lẽ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho Putin nếu nước Nga chọn St.Peterburg hay Moscow là nơi tổ chức Thế vận hội. Vậy tại sao lại là Sochi?
 

"Canh bạc" mạo hiểm

 
Với vị trí địa chiến lược tại vùng Bắc Kavkaz đầy bất ổn, một khu vực có sự đa dạng văn hóa, sắc tộc và tôn giáo bậc nhất thế giới, Sochi dường như là một lựa chọn mạo hiểm nhưng cũng đầy toan tính của vị chính trị gia đầy quyền lực này.
 
Thu nhập bình quân đầu người của Sochi dưới mức trung bình toàn Liên Bang và mối lo khủng bố thường trực từ các phần tử Hồi giáo cực đoan. Xét bối cảnh đó, dường như tổng thống Putin đang muốn tận dụng canh bạc Olympic để biến khu vực nằm giữa Biển Đen và Biển Caspi trở thành một khu du lịch, trượt tuyết hàng đầu thế giới, đồng thời phá vỡ vòng xoáy nghèo đói lôi kéo người dân thành các phần tử hồi giáo khủng bố cực đoan thời gian qua.
 
Tham vọng thu hút người dân Nga dành kỳ nghỉ tại Sochi thay vì các khu trượt tuyết đắt tiền trên dãy núi Alps tại Pháp hay Thụy Sỹ, cùng với đó mang đến giao lưu kinh tế và thịnh vượng cho khu vực chắc chắn không hề dễ dàng và không hề rẻ. Từ một thị trấn nhỏ với chỉ một con đường lớn, với túi tiền không đáy bằng GDP của Bulgaria chi cho Olympic từ điện Kremlin, Sochi và các vùng phụ cận nhanh chóng trở thành một thành phố hoàn toàn mới với 8 đường cao tốc, 102 cây cầu, hàng chục đường hầm với tổng chiều dài lên đến 367 km.
 
Cảng biến Sochi, sân bay, hệ thống đường sắt cao tốc được mở rộng và hàng loạt khách sạn được mọc lên nhanh chóng trong 7 năm Nga chuẩn bị cho Thế vận hội. Một vài tờ báo phê phán Sân vận động Fisht là sự lãng phí 700 triệu USD khi chỉ được dùng để tổ chức Lễ khai mạc và Bế mạc Thế vận hội có lẽ đã quên mất sân vận động này sẽ là 1 trong 12 sân vận động đăng cai ngày hội bóng đá thế giới năm 2018.
 
 
Sochi là "canh bạc" của TT Putin
 
Bên cạnh các công trình Olympic, đường đua xe Công thức 1 giải Grand Prix Nga cũng đang được hoàn thiện gần khu Công viên Olympic sẽ là điểm đến hàng năm của giải Đua xe hàng đầu thế giới từ năm 2014 đến năm 2020. Hơn thế, trong buổi lễ Khai mạc, vận động viên quần vợt hàng đầu thề giới người Nga Maria Sharapova bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với ý tưởng tổ chức giải quần vợt hàng năm tại quê hương cô - thành phố nghỉ dưỡng Sochi.
 
Với quyết tâm của người Nga, và hàng loạt sự kiện tầm cỡ thế giới sẽ được tổ chức tại Sochi trong thời gian tới, có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên nếu Sochi và khu vực đồi núi Bắc Kavkaz sẽ là một điểm đến ưa thích trên bản đồ du lịch thế giới trong 10 hay 20 năm tới.
 
Số tiền chi cho Olympic 51 tỷ USD làm choáng váng nhiều người và là tâm điểm chỉ trích của các nước phương Tây. Nhưng nếu đem so sánh với GDP của nước Nga ở mức 2.000 tỷ USD và trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, nhiều người sẽ nhận thấy số tiền đó không đến mức có thể làm nước Nga vỡ nợ hay đi vào suy thoái như những gì diễn ra với Hy Lạp. 51 tỷ USD cũng sẽ là nhỏ nếu tổng thống Putin chiến thắng trong canh bạc Sochi và đem đến thịnh vượng, ổn định cho khu vực Bắc Kavkaz đầy bất ổn, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu dân thường, cảnh sát và quân đội Nga nhiều thập kỷ qua.
 
Thời điểm này thật khó để đưa ra một phán xét chắc chắn Putin thất bại hay thành công với Olympic Sochi 2014. Tuy nhiên, hình ảnh Putin với nụ cười hiếm thấy xem tài năng trẻ trượt băng nghệ thuật 15 tuổi Julia Lipnitskaia kết thúc phần biểu diễn với chiếc mũ có dòng chữ RUSSIA (Nước Nga), mang về chiếu Huy chương Vàng đầu tiên cho đất nước Bạch Dương, đã nói lên tất cả thành công của Putin trên phương diện chính trị.
 
Niềm tự hào về bề dày văn hóa, lịch sử của nước Nga trong lễ khai mạc, thành công của đội tuyển Olympic Nga và những hình ảnh tuyệt đẹp của nước Nga, khu vực Bắc Kavkaz và Sochi được truyền đi trên khắp thế giới. Đó mới là cái được người Nga quan tâm nhất, chứ không phải số tiền chi cho Olympic. Và lúc này, đó có lẽ cũng chính là chỉ số thành công đối với Putin trong năm 2014.
 

Tác giả Duc Vu hiện đang theo học MBA tại Mỹ

 
 

Duc Vu

Theo Vietnamnet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.