Nga cảnh cáo phương Tây sau vụ đảo chính tại Ucraina
27 Tháng Hai 2014 11:19 SA GMT+7
Sau vài ngày im lặng, hôm qua Nga chính thức lên tiếng về vụ đảo chính tại Ucraina, đồng thời cảnh cáo châu Âu và Mỹ chớ có can thiệp vào công việc nội bộ của Ucraina.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng không còn ai để chính phủ Nga giao tiếp ở Ucraina.

 

Đợt chính biến lật đổ Tổng thống dân cử Ucraina Viktor Yanukovych diễn ra đúng vào dịp Nga đang tổ chức Thế vận hội Sochi. Cần phải nói rằng đây là sự kiện thể thao rất được chính quyền Tổng thống Putin coi trọng. Bởi vì qua đó Moskva muốn khẳng định với thế giới rằng một nước Nga hùng mạnh đang trở lại.

Ngay sau khi kết thúc thành công Thế vận hội, ngày 24/02, Nga đã phản ứng trước những diễn biến ở Ucraina, với việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nêu nghi vấn về tính chính danh của chính phủ lâm thời ở Kiev và Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc những phương thức "độc tài" và "khủng bố" đang được sử dụng nhằm vào những người chống đối chính phủ mới.

Nói tới những lực lượng đã truất quyền ông Viktor Yanukovych khỏi chức tổng thống Ucraina, Thủ tướng Dmitry Medvedev nói với phóng viên ở Moskva rằng không còn ai để chính phủ Nga giao tiếp ở Ucraina. Ông gọi việc truất quyền ông Yanukovych thực chất là "một cuộc nổi loạn vũ trang".

Bộ Ngoại giao Nga cũng đồng quan điểm, mô tả những sự kiện gần đây ở Ucraina là một cuộc đối đầu vũ trang giữa "những kẻ côn đồ hiếu chiến" và những đơn vị thực thi pháp luật đang cố gắng để bảo vệ thường dân. Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi người dân Ucraina kháng cự những người mà Bộ này gọi là "những kẻ cực đoan mưu tìm quyền lực".

Bộ cũng cáo buộc quốc hội Ucraina thực hiện những hành động nhằm mục đích xâm phạm quyền của người Nga và những dân tộc thiểu số khác. Ngày 25/02, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) mạnh mẽ lên án sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và phát xít ở các vùng Tây Ucraina.

Chỉ vài ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, nạn bài xích những gì liên quan tới Nga tại Ucraina gia tăng một cách đáng lo ngại. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng Moskva bất bình trước chiến dịch phá hủy tượng đài đang diễn ra tại Ucraina. "Hôm 24/02, một hành động dã man bài Nga đã diễn ra tại tỉnh Lviv, những kẻ quá khích đã tháo dỡ tượng đài nhà chỉ huy quân sự Nga xuất sắc Mikhail Kutuzov" - Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Bộ ngoại giao Nga yêu cầu chính quyền mới Ucraina ngăn chặn những kẻ phá hoại di tích. Trước đó trong các vùng khác nhau của Ucraina, tượng đài Vladimir Lenin cũng bị giật đổ. Ngoài ra, trong các vùng phía Tây của nước này, đài tưởng niệm những người lính Xô Viết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cũng bị phá hoại.

Chưa dừng lại ở đó, một đề xuất cấm các kênh truyền hình Nga phát sóng ở Ucraina  cũng đang được chính phủ lâm thời tại Ucraina dự định ban hành. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng nếu quyết định này được thực hiện ở Ucraina, điều đó sẽ vi phạm tự do ngôn luận một cách nghiêm trọng. Ông Lavrov nói rằng "đại diện OSCE về Tự do truyền thông có kế hoạch đến Ucraina để đối phó với tình trạng này". Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, những gì đang xảy ra xung quanh các phương tiện truyền thông ở Ucraina đang gây lo ngại.

Nga cũng nói chính quyền mới của Ucraina đang cố gắng cấm tiếng Nga và dỡ bỏ những hạn chế về tuyên truyền tân phát xít. Và Nga cáo buộc những đối tác phương Tây là đã không lên án những sự kiện này.

Không những không công nhận chính quyền mới tại Kiev, chính quyền Nga còn chỉ trích sự ủng hộ của châu Âu khi cho đó là “những tính toán địa chính trị đơn phương”, rằng thái độ của châu Âu là sai lệch. Ngày 25/02, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov khẳng định rằng Nga giữ vững “lập trường không can thiệp” vào công việc nội bộ của Ucraina và hy vọng rằng những đối tác khác của Moskva trong cộng đồng quốc tế cũng sẽ hành động tương tự.

Ông kêu gọi châu Âu sử dụng những mối liên lạc với các lực lượng chính trị khác nhau ở Ucraina để góp phần ổn định tình hình và nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị. Nga cũng kêu gọi không cố gắng để đạt được một số ưu thế cục diện và đơn phương nào đó trong lúc đang cần phải có một cuộc đối thoại quốc gia và đưa tình hình trở lại khuôn khổ pháp lý.

Hành động cảnh cáo của Nga trùng khớp với sự kiện người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, bà Catherine Ashton có chuyến thăm tại Kiev. Theo giới phân tích, thái độ của Nga buộc bà Ashton phải cẩn trọng trong ngôn từ và hành động. Một mặt, châu Âu chỉ chấp nhận tháo khoán gói trợ giúp 2-3 tỷ euro cho Ucraina với sự đồng thuận của Quỹ Tiền tệ quốc tế, sau khi có kết quả bầu cử vào ngày 25/05. Với điều khoản trói buộc là phải tiến hành các chính sách cải cách. Về phần mình, Nga tuyên bố ngưng chuyển khoản thứ hai trong tổng số tiền viện trợ hứa hẹn là 15 tỷ USD.

Các chuyên gia quân sự cho rằng để bảo vệ cộng đồng người Nga tại Ucraina, Moskva có thể đưa quân vào Ucraina như những gì Nga đã từng làm với Gruzia vào năm 2008. Điều này đã khiến Mỹ và Anh lo ngại. Ngày 23/02, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nói rằng sự can thiệp quân sự của Nga sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng”, “chứng kiến sự chia rẽ nước này không có lợi cho Ucraina hay cho Nga, hay cho châu Âu, hay cho Mỹ. Không có ai được lợi ích gì khi bạo động và tình hình leo thang trở lại”.

Xuất hiện trên đài truyền hình Fox News hôm 23/02, Thượng nghị sĩ Mỹ Kelly Ayotte của đảng Cộng hòa, đã bày tỏ các quan ngại về việc Nga có thể can thiệp vào Ucraina. Các chuyên gia quân sự nhận định rằng kịch bản Nga đưa quân can thiệp Ucraina khó có thể diễn ra vì sẽ dẫn đến những bất ổn có thể lan sang cả nước Nga.

Hiện đang có nhiều quan ngại là quốc gia có 46 triệu dân này có thể chia cắt làm hai, một khu vực thân Nga ở Đông Ucraina, và khu vực thân phương Tây ở miền Tây.

Nạn phá hoại các di tích Nga tại Ucraina

 

S.Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.