Ukraine đối mặt nguy cơ ly khai
28 Tháng Hai 2014 7:02 SA GMT+7
Tình hình ở bán đảo Crimea diễn biến phức tạp hơn bao giờ hết khi các tay súng thân Nga hôm qua đã chiếm tòa nhà chính quyền ở đây, giật đổ cờ Ukraine và kéo cờ nước Nga lên.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt lực lượng máy bay chiến đấu ở phía tây (giáp Ukraine) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trước đó một ngày, Nga đã bất ngờ cho tập trận quy mô lớn với 150.000 lính bộ binh và không quân ở khu vực gần biên giới với Ukraine. Các cuộc tập trận này sẽ còn kéo dài đến tuần tới.

Ukraine làm căng

Phóng viên của Reuters có mặt tại Simferopol, thủ phủ của Crimea, nói cửa của tòa nhà chính quyền bị chặn bằng bàn ghế từ bên trong và không ai có thể vào được. Hãng Interfax trích lời một nhân chứng nói có khoảng 60 tay súng đã chạy vào bên trong nhưng cho biết không có ai bị thương khi tòa nhà này bị chiếm vào sáng sớm. Khoảng 100 cảnh sát đã có mặt trước tòa nhà này. Các đường phố xung quanh tòa nhà khá vắng người.

“Tôi nghe thấy tiếng súng trong đêm, lúc chạy xuống thì thấy rất nhiều người chạy vào. Một số người sau đó rời đi. Tôi không biết còn bao nhiêu người ở trong đó” - một người đàn ông 30 tuổi tên Roman nói với Reuters. Bộ trưởng nội vụ Ukraine đã xác nhận chuyện tòa nhà này bị các tay súng trang bị súng máy và súng tự động chiếm.

Phản ứng trước diễn biến mới, Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày đã triệu tập đại biện lâm thời của Nga đến để chất vấn về những diễn biến đáng lo ngại mới và nói muốn trao đổi với Matxcơva ngay tức khắc. Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchinov trong khi đó ra tuyên bố nói bất cứ hành động nào của quân đội Nga ở vùng Crimea đều bị coi là “hành động xâm lược”.

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, một trong những người làm trung gian đàm phán ở Ukraine, tuyên bố việc chiếm tòa nhà là “bước đi nguy hiểm” và “cảnh báo những người thực hiện và cho phép họ làm việc này, vì đây là cách mà xung đột khu vực có thể nổ ra”. Ông cảnh báo thẳng: “Đây là một trò chơi rất nguy hiểm”.

Từ Brussels (Bỉ), Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cũng nói lo ngại về diễn biến mới này và cho rằng điều quan trọng nhất lúc này là tránh chuyện “một Ukraine tan rã”. Bà Leyen tới Bỉ để dự cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng NATO với tân bộ trưởng quốc phòng của Ukraine.

“Khúc xương” Crimea

Crimea, bán đảo miền nam có người Nga chiếm đa số, hiện là rào cản lớn nhất đối với chính quyền non trẻ ở Kiev sau khi lật đổ ông Yanukovych. Lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ly khai ở đây.

Tình hình căng thẳng ở Crimea đã diễn ra trước đó mấy ngày. Đến ngày 26/02, đã có đụng độ giữa cộng đồng người Nga với người Hồi giáo Tatar ở khu vực này làm ít nhất 20 người bị thương. Trên truyền hình, có thể thấy cảnh sát đứng thành hàng để ngăn hai nhóm không đụng độ.

Với một phần hạm đội biển Đen của Nga đang đồn trú tại cảng Sevastopol ở đây, Crimea là vùng duy nhất ở Ukraine mà người nói tiếng Nga chiếm đa số dân cư. Các vùng khác ở miền đông Ukraine dù có nhiều dân nói tiếng Nga nhưng không chiếm đa số. Crimea từng là lãnh thổ của Nga cho đến tận năm 1954 khi lãnh đạo Liên Xô lúc đó nhập vùng lãnh thổ này vào Ukraine.

Tân Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, một người thân phương Tây, thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với BBC thách thức lớn nhất với họ lúc này là ổn định tình hình trong nước. Ông thừa nhận Ukraine có thể phải thực hiện các bước “không phải mọi người đều hài lòng” để phục hồi nền kinh tế cũng như ổn định chính trị.

THANH TUẤN

Theo TTO

 

Ukraine cầu cứu IMF, ông Yanukovych lên tiếng

Bộ trưởng tài chính Ukraine nói ông hi vọng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ tới vào tuần tới để bàn thảo gói viện trợ ít nhất 15 tỉ USD cho nước này. Tân thủ tướng Yatsenyuk cáo buộc chính phủ của ông Yanukovych đã vắt kiệt hoàn toàn ngân khố nước này và nói 37 tỉ USD tiền vay mà nước này nhận từ nước ngoài đã biến mất hoàn toàn. Ông nói trong ba năm vừa rồi “tổng cộng 70 tỉ USD đã chảy từ hệ thống tài chính vào các tài khoản ở nước ngoài”.

Cùng ngày, một loạt hãng tin Nga đưa tin ông Viktor Yanukovych đã xuất hiện tại Matxcơva. Khách sạn ông ở mà báo chí đưa tin đã có an ninh tăng cường đặc biệt. Có lẽ đây là lý do vì sao Nga cùng ngày ra tuyên bố sẽ bảo vệ an toàn cho ông Yanukovych trong lãnh thổ của nước Nga.

Chiều qua, theo Reuters, thông qua các phương tiện truyền thông Nga, ông Viktor Yanukovych đã gửi thông điệp đến toàn dân, trong đó ông tuyên bố mình là người đứng đầu Nhà nước Ukraine hợp pháp, được bầu trên cơ sở thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân Ukraine.

Ông tố cáo phe đối lập đã tiếp tay cho chủ nghĩa cực đoan lộng hành trên toàn quốc, dẫn đến các xâm phạm về thể chất đối với cá nhân ông và các cộng sự. Do đó, ông buộc phải đề nghị chính quyền Liên bang Nga đảm bảo an toàn cho tính mạng cá nhân của ông và gia đình trước các hành động quá khích. Tuy nhiên, ông Yanukovych không đề cập đến chỗ ở hiện tại của ông.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.