Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Kiev sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa
03 Tháng Ba 2014 6:57 SA GMT+7
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp khẩn 2 phiên trong ngày 02/03 về tình hình Ukraine và cộng đồng quốc tế tiếp tục có những phản ứng khác nhau trước việc Moskva chuẩn bị can thiệp quân sự vào bán đảo Crimea sau khi Thượng viện Nga nhất trí cho phép Tổng thống Vladimir Putin sử dụng lực lượng quân sự tại nước này.

Trong khi Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố, hành động của Moskva sẽ mở đầu một cuộc chiến và đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ Ukraine - Nga, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc, ông Yuriy Sergeyev đã kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc làm mọi thứ có thể để ngăn chặn “Nga xâm lược Ukraine”.

Kiev muốn bắt tay với trùm khủng bố Doku Umarov?

Ngày 02/03, Tổng thống tạm quyền kiêm Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksander Turchynov đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng để thảo luận về diễn biến gần đây tại Crimea. Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Mikhail Golovko cảnh báo, nếu Nga chiếm quyền kiểm soát Crimea, họ sẽ vi phạm tất cả các tiêu chí và đảm bảo quốc tế; thậm chí sẽ tái theo đuổi vũ khí hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa hiện nay. Bởi với công nghệ hạt nhân hiện có, Kiev có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 3-6 tháng. Phe chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine đã nhiều lần yêu cầu khôi phục lại tình trạng hạt nhân khi mối quan hệ Kiev-Moskva xấu đi trong năm 2009.

Lực lượng an ninh Ukraine tăng cường bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân, sân bay và các cơ sở hạ tầng chiến lược

Tổng thống tạm quyền Oleksander Turchynov đã đặt quân đội trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu cao. Lực lượng an ninh Ukraine cũng tăng cường bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân, sân bay và các cơ sở hạ tầng chiến lược khác. Ngày 02/03, hãng ITAR-TASS dẫn lời bà Marina Soroka, thư ký báo chí đảng đối lập "Đất mẹ" Ukraine bác tin cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko sang Moskva để đàm phán về việc ổn định tình hình ở bán đảo Crimea. Được biết, cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko đang thương đàm với ban lãnh đạo mới của Kiev, và một số lãnh đạo đảng phái khác về tình hình hiện nay.

Trong khi đó, thủ lĩnh nhóm cực hữu Pravy Sektor là Dmitry Yarosh đã kêu gọi trùm khủng bố bị Nga truy nã Doku Umarov hành động chống lại Moskva trên mạng xã hội Vkontakte, đồng thời tuyên bố: nhiều người Ukraine với vũ khí trong tay sẽ hỗ trợ các chiến binh Chechnya trong cuộc chiến chống lại Nga. Dmitry Yarosh tự xưng là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, từng lãnh đạo nhóm Trident theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan còn kêu gọi Doku Umarov khởi động chiến tranh với Nga, kêu gọi tổng động viên sau khi Moskva có động thái chuẩn bị sử dụng quân sự tại Ukraine, đồng thời cho rằng: cuộc chiến giữa hai nước là "không thể tránh khỏi". Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nga Aliy Totorkulov tại Caucasus nói với hãng Itar-Tass rằng, lời kêu gọi kể trên cho thấy, những kẻ cực đoan, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tràn ngập Ukraine và nước này đang bị đe dọa bởi hỗn loạn và bạo lực.

Dư luận quan tâm tới việc Soái hạm của Hải quân Ukraine, tàu khu trục Hetman Sahaidachny đã từ chối tuân theo mệnh lệnh của chính quyền mới tại Kiev khi treo cờ Nga trên đường trở về Ukraine sau khi tham gia các hoạt động chống cướp biển của NATO tại Vịnh Aden. Đây là tuyên bố của Thượng nghị sĩ Igor Morozov, một thành viên thuộc Ủy ban về các vấn đề quốc tế Nga nói với tờ Izvestia. Trước đó, Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk đã yêu cầu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không cho phép soái hạm này đi qua eo biển Bosporus để trở vào biển Đen.

Những tuyên bố khác nhau

Ngày 02/03, Thủ tướng Canada Stephen Harper đe dọa có thể cùng Washington tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G-8 tổ chức vào tháng 6 tại Sochi đã rút đại sứ ở Nga về nước vì cho rằng, hành động của Moskva đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ Ukraine, vi phạm các cam kết của Nga theo luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Cộng hoà Czech Lubomir Zaoralek so sánh hành động của Nga tại Crimea tương tự như việc Liên Xô xâm lược Czechslovakia năm 1968, đồng thời coi hành động của Nga là “không thể chấp nhận được” vì Moskva từng cam kết tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Kiev. Trước đó (01/03), Tổng thống Barack Obama đã tham vấn các nhà lãnh đạo Pháp và Canada để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Samantha Power coi việc Thượng viện Nga cho phép Tổng thống Putin động binh ở Ukraine là một hành động nguy hiểm, việc Nga điều quân đến khu tự trị Crimea của Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh, lực lượng quân sự không bao giờ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, quan hệ Washington-Moskva sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng nếu Nga dùng vũ lực ở Crimea. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain lo ngại Moskva có thể mở rộng can thiệp ra bên ngoài Crimea, vào miền đông Ukraine. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã đưa ra 8 bước Tổng thống Barack Obama nên dùng để trừng phạt Nga, nếu Moskva điều binh tới Ukraine. Trong khi đó, bà Catherine Ashton kêu gọi Moskva không gửi quân đến Ukraine. Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt coi đây là sự "chống lại luật pháp quốc tế rõ ràng".

Ngày 02/03, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về tình hình tại Ukraine. Theo đó, trong trường hợp leo thang các hành động áp lực đối với người dân nói tiếng Nga ở các khu vực phía đông Ukraine và Crimea, Moskva sẽ không thể đứng nhìn và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Yuri Vorobyov cho rằng, Tổng thống Barack Obama đã “vượt qua ranh giới đỏ và xúc phạm nhân dân Nga” khi cảnh báo sẽ ăn miếng trả miếng cho bất kỳ can thiệp quân sự nào của Nga tại Ukraine.

Trả lời phỏng vấn của tờ Izvestia về khả năng phương Tây can thiệp quân sự vào tình hình ở Ukraine, đặc biệt tại Crimea, ông Igor Morozov, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Nga tin rằng điều này sẽ không xảy ra. Bởi theo ông Igor Morozov, tại Biển Đen, Nga đã sắp sẵn nhiều cạm bẫy công nghệ cao, có khả năng làm cho tàu chiến Mỹ bị “mù và điếc”. Ngày 02/03, hãng tin Interfax cho biết, quân nhân Nga đã thu gom vũ khí ở một căn cứ radar và cơ sở huấn luyện hải quân tại khu tự trị Crimea, đồng thời hối thúc các quân nhân tại đây đứng về ban lãnh đạo hợp pháp của bán đảo này. Điều này đồng nghĩa với việc phải phục tùng chỉ huy của Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea, ông Sergiy Aksyonov, một người thân Nga.

Theo Facebook cá nhân của Andrew Paruby, người từng là thư ký của NSDC, tối 1/3, lệnh tổng động viên đã được đưa ra và quân đội Ukraine đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Động thái trên được đưa ra sau khi Thượng viện Nga đồng ý phê chuẩn đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin cho phép triển khai quân đội tới Ukraine để bảo vệ lợi ích và người dân của mình. Bộ Ngoại giao Mỹ và Anh đã cảnh báo công dân nước mình hoãn tất cả các hoạt động đi lại không cần thiết tới Ukraine, đặc biệt là Crimea, do “nguy cơ bất ổn” sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất và một chính phủ mới được thành lập.

 

Tiên Du - Bắc Ninh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.