Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Moskva không có kế hoạch đưa ông Viktor Yanukovych quay trở lại
04 Tháng Ba 2014 8:14 SA GMT+7
Ngày 03/03, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố, bất ổn tại Ukraine là "cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Âu trong thế kỷ 21", đồng thời hối thúc Moskva rút các lực lượng khỏi Crimea hoặc sẽ phải "trả giá đắt".

Cũng trong ngày 03/03, Mỹ đã bất ngờ rút lời mời các quan chức thú y của Nga tới tham dự cuộc đàm phán từ 3 đến 06/03 để thảo luận về các biện pháp thú y và kiểm dịch thực vật liên quan tới nỗ lực của Kazakhstan gia nhập WTO. Cùng ngày 03/03, Tổng thống Thụy Sĩ, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của OSCE Didier Burkhalter cho rằng, Ukraine nên mời OSCE cử phái bộ quan sát viên tới nước này. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại OSCE Daniel Baer cũng cho rằng, OSCE nên cử phái bộ quan sát viên tới Ukraine ngay. Và phái bộ này sẽ chịu trách nhiệm giám sát và ngăn chặn xung đột; bảo vệ nhân quyền cho những người dân tộc thiểu số; ngăn chặn xung đột biên giới; thúc đẩy tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ; duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Xe tăng Nga phong tỏa căn cứ quân sự Crimea

 

Dư luận đang quan tâm tới thông tin trên tạp chí online Pando của Mỹ khi đăng những tài liệu cho thấy, Washington đứng sau USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ), tài trợ nhiều khoản tài chính cho các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) tại nhiều nơi trên đất Ukriane như Poltava, Vinnytsia, Zhytomyr, Ternopil, Sumy… Theo đó, một mạng lưới NGO quốc tế có tên gọi Chesno đã được thiết lập ở phần lớn các vùng đất nói tiếng Ukraine, để tìm cách tiếp cận các chính trị gia Ukriane thân với Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych. Từ đây, họ xây dựng nên một thế lực ở Ukraine trước khi tập trung được số đông ở Kiev từ mùa thu năm ngoái. Chesno được thành lập ngày 29/10/2011 và là một phần của chiến dịch “Hãy thanh lọc quốc hội trong 24 giờ”, xảy ra ngay trước khi các phe đối lập thống nhất hành động dưới cùng một màu áo.

Được biết, chính phủ lâm thời tại Kiev vừa bổ nhiệm 2 người giàu có hạng Ukraine làm lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn là Dnepropetrovsk và Donetsk ở miền đông nước này. Đó là ông Igor Kolomoysky, người giàu thứ 3 Ukraine và từng là đồng minh của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, được cử lãnh đạo thành phố Dnepropetrovsk. Ông Sergey Taruta, người đứng đầu tập đoàn ISD, một trong những tập đoàn thép lớn nhất thế giới, được cử lãnh đạo thành phố Donetsk. Ngày 3/3, hãng RIA Novosti cho biết, giới chức Ukraine bắt đầu tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych vì hành vi vi phạm Hiến pháp. Trước đó, Kiev đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Viktor Yanukovych với cáo buộc có liên quan đến hành vi giết người hàng loạt.

Ngày 03/03, hãng RIA Novosti đưa tin, 7/8 quốc gia thuộc khối G8 đã lên án Nga vì những hành động quân sự tại Ukraine, đình chỉ việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến diễn ra trong tháng 6 tại thành phố Sochi. Trước đó (02/03), các Bộ trưởng tài chính G7 đã cam kết hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine với điều kiện chính phủ mới ở Kiev chấp nhận theo đuổi các cải cách kinh tế theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Cùng ngày 03/03, Liên minh châu Âu họp khẩn tại Brussel, Bỉ để bàn về vấn đề Ukraine. Cũng trong ngày 03/03, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, nhiều cuộc mít tinh lớn đã diễn ra tại các thành phố lớn của Nga giáp biên giới Ukraine như Belgorod, Bryansk và Novocherkassk nhằm ủng hộ nhân dân Ukraine chống lại chủ nghĩa phát xít. Còn tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng (03/03), việc Tổng thống Nga Putin quyết định can thiệp vào Ukraine bất chấp sự phản ứng dữ dội của Mỹ vì ông tự tin: Mỹ cần Nga hơn là Washington cần Moskva.

Ngày 03/03, hãng Reuters đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết, Nga đã bắt đầu tập trung xe bọc thép tại eo biển Kerch trên phần lãnh thổ của nước này, tiếp giáp giữa Nga và khu vực Crimea của Ukraine. Ngoài ra, Nga còn chặn dịch vụ điện thoại di động tại một số khu vực trên bán đảo Crimea. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về tuyên bố này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Andrei Deshchytsa cho biết, Kiev có thể rút khỏi thỏa thuận, yêu cầu Hạm đội Biển Đen của Nga rời khỏi căn cứ tại Crimea.

Theo hãng Itar-Tass, chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea cho biết, chỉ trong một ngày đã có hơn 3.000 binh sỹ Ukraine tuyên thệ trung thành với nhân dân Crimea. Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Sergey Aksyonov cũng vừa công bố quyết định bổ nhiệm Chuẩn đô đốc Denis Berezovskyi làm Tư lệnh lực lượng hải quân Crimea, đồng thời cho biết, sẽ sớm thành lập Bộ Quốc phòng Crimea. Theo kênh truyền hình Nga RT, lại có thêm 4 quan chức cấp cao của quân đội và an ninh Ukraine tuyên thệ trung thành với Cộng hòa tự trị Crimea. Đó là Trưởng cơ quan an ninh Crimea Petyor Zima, Giám đốc Sở Nội vụ Crimea Sergey Abisov, người đứng đầu cơ quan tình trạng khẩn cấp Sergei Shakhov và quyền chỉ huy bảo vệ biên phòng Crimea Victor Melnichenko.

Phát biểu trong chương trình truyền hình “Tối Chủ nhật với Vladimir Solovyov” tối 02/03, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matviyenko khẳng định, chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra giữa Nga và Ukraine. Đồng thời nhấn mạnh, Moskva không có kế hoạch đưa ông Viktor Yanukovych quay trở lại nắm quyền bởi vấn đề này phải do nhân dân Ukraine quyết định. Trong khi đó, hãng AFP dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moskva và Bắc Kinh đã đạt được nhất trí về vấn đề Ukraine sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm. Ước tính có khoảng 675.000 người Ukraine đã sang Nga xin tị nạn trong vòng 2 tháng đầu năm 2014 liên quan đến tình trạng bất ổn tại đất nước này. Theo lực lượng bảo vệ biên giới Nga, Moskva đã xác định có dấu hiệu của "thảm họa nhân đạo" sắp xảy ra ở Ukraine.

Chỉ số chứng khoán chính của Nga là Micex đã giảm sâu tới 5% trong phiên giao dịch sáng 03/03 và đồng rub lao dốc so với đồng USD. Ngày 02/03, ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank, đã nâng giá của đồng USD lên mức cao kỷ lục 38,5 rub/USD so với mức đóng cửa 35,89 rub/USD hôm 28/02. Các ngân hàng Nga cũng đã nâng tỷ giá đồng USD và EURO lên mức cao kỷ lục hôm 02/03 trong bối cảnh khủng hoảng tại Ukraine đang tiếp diễn. Ngân hàng Trung ương Nga cũng vừa nâng mức lãi suất từ 5,5% lên 7% nhằm bình ổn đồng rub cũng như kiểm soát lạm phát trong bối cảnh lo ngại về các tác động đối với nền kinh tế do cuộc chiến tiềm tàng tại Ukraine đang gia tăng.

Theo Dow Jones, nhà điều hành của một văn phòng giao dịch tại Moskva cho biết, văn phòng này chỉ mua vào ngoại tệ và không bán ra. Phóng viên Alanna Petroff, chuyên về mảng tiền tệ của hãng CNN cho rằng, khủng hoảng chính trị đang ảnh hưởng khá nặng đến chiến lược kinh tế của Ukraine bởi đất nước này là cầu nối quan trọng cho các thị trường chính của châu Âu và Nga. Ukraine là một trong những quốc gia xuất khẩu bắp, lúa mì hàng đầu thế giới.

 

Đông Ngàn - Từ Sơn

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.