Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Mỹ và EU đã chuẩn bị biểu tình tại Kiev từ mấy năm trước
06 Tháng Ba 2014 5:35 SA GMT+7
Ngày 05/03, người phát ngôn của Ủy ban điều tra Liên bang Nga cho biết, cơ quan này đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với lãnh đạo đảng cực hữu Ukraine Dmitry Yarosh với tội danh công khai kích động chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.

Trước đó, ông Dmitry Yarosh, thủ lĩnh nhóm cực hữu Pravy Sektor đã kêu gọi thủ lĩnh phiến quân Chechnya Doku Umarov hỗ trợ phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Ukraine, đồng thời muốn hợp sức với Doku Umarov chống lại chính quyền Moskva. Dmitry Yarosh tự xưng là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, từng lãnh đạo nhóm Trident theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã kêu gọi tổng động viên sau khi Moskva có động thái chuẩn bị sử dụng quân sự tại Ukraine, đồng thời cho rằng: cuộc chiến giữa hai nước là "không thể tránh khỏi". Giữa lúc căng thẳng ở Crimea đang ngày một gia tăng, Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo, vừa thực hiện vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ở miền nam nước này.

Sự hoà giải bất thành

Ngày 05/03, phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ở Paris, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya khẳng định, Kiev muốn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Crimea và không muốn chiến tranh với Nga. Trong khi đó, ông Laurent Fabius cho biết, trong ngày 06/03, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine, và EU có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga nếu tới thời điểm đó tình hình chưa hạ nhiệt.

Trong khi đó, cả Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh William Hague đều cho biết, đã thất bại trong nỗ lực đưa Nga và Ukraine cùng đến Paris, Pháp để tham dự cuộc họp đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi Kiev đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân hồi thập niên 1990. Trước đó (04/03), Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết, chính phủ nước này và Nga đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao về khủng hoảng ở Ukraine. Cũng trong ngày 04/03, Ngoại trưởng Italia Federica Mogherini cho biết, Nga đã nhất trí gặp các đại diện của NATO trong ngày 05/03 để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya

Theo hãng Reuters, Washington-Moskva sẽ đàm phán về tình hình Ukraine và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đàm phán trực tiếp lần đầu tiên (chiều muộn ngày 05/03) kể từ khi khủng hoảng Ukraine leo thang, với sự tham dự của 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoài ra, NATO và Nga cũng tổ chức đàm phán song phương ở Brussels, Bỉ về chủ đề này. Trước đó, Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận với chính phủ lâm thời Ukraine (Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov và Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk), đồng thời công bố gói hỗ trợ kinh tế (1 tỷ USD) cho Kiev. Cũng trong ngày 04/03, với sự ủng hộ của 280/450 nghị sỹ, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn một thỏa thuận vay 610 triệu euro (840 triệu USD) của Liên minh châu Âu nhằm bình ổn hệ thống tài chính của nước này.

Ngày 05/03, hãng RIA Novosti cho biết, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Sergei Aksyonov đã từ chối đàm phán với chính quyền lâm thời của Ukraine vì không công nhận chính phủ hiện nay ở Kiev là hợp pháp. Trước đó (04/03), Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho rằng, chính phủ Ukraine hiện nay là bất hợp pháp. Cũng trong ngày 05/03, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine nói với hãng AFP rằng, quân đội Nga đã chiếm giữ một phần đơn vị tên lửa của nước này trên bán đảo Crimea, trong khi đài chỉ huy và trung tâm kiểm soát của căn cứ ở Evpatoria vẫn thuộc quyền kiểm soát của Kiev.

Vẫn rối như canh hẹ

Chủ tịch Ủy ban an ninh và chống tham nhũng Duma quốc gia Nga, bà Irina Yarova cho rằng, những cáo buộc chính trị và đe dọa tài chính của Mỹ thực chất nhằm ủng hộ các phần tử cực đoan tiếm quyền và gây sức ép ngăn cản Nga bảo vệ công dân của mình. Còn ông Vladimir Vasiliev, Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga và người đứng đầu khối nghị sỹ đảng "Nước Nga thống nhất" của Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định, những biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Moskva sẽ không tác động tới quyết định của nước này đối với Kiev. Ngày 05/03, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Madrid, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Moskva sẽ không cho phép xảy ra bất kỳ vụ đổ máu nào ở Ukraine; đồng thời nhấn mạnh, Moskva không thể rút quân khỏi Crimea vì đó không phải binh lính Nga. Cũng trong ngày 05/03, OSCE đã gửi 35 quan sát viên quân sự tới Ukraine nhằm "giúp giảm bớt căng thẳng" tại quốc gia Đông Âu này.

Xung đột giữa người biểu tình ủng hộ Nga và người ủng hộ chính quyền lâm thời

Ngày 05/03, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk khẳng định, Crimea vẫn phải là một phần thuộc Ukraine, nhưng có thể được hưởng thêm các quyền khác như thành lập lực lượng đặc nhiệm. Ông Arseniy Yatsenyuk cũng phủ nhận Ukraine đang đàm phán với Mỹ về việc Washington triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại nước này. Ngày 04/03, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách năng lượng Guenther Oettinger cho biết, EU sẽ giúp Ukraine trả khoản tiền 2 tỷ USD mà Kiev nợ Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Cũng trong ngày 04/03, Chủ tịch Tập đoàn Gazprom Aleksey Miller tuyên bố, từ tháng 4, tập đoàn này sẽ bãi bỏ mức giá khí đốt ưu đãi bán cho Ukraine.

Ngày 05/03, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tại cuộc gặp bà Catherine Ashton, đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nêu rõ thỏa thuận do EU làm trung gian ký hôm 21/02 cần được coi là cơ sở để bình ổn tình hình tại Ukraine. Trước đó (04/03), ông Sergei Lavrov cho biết, Mỹ và EU không ủng hộ một chính phủ thống nhất cũng như những cải cách tại Ukraine, vốn bao gồm tất cả các bên.

Trước đó (04/03), Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã điện đàm về tình hình Ukraine và thảo luận về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Cũng trong ngày 04/03, chính phủ các nước EU đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc đóng băng tài sản của 18 người Ukraine theo yêu cầu của Kiev. Người đứng đầu Cơ quan An ninh (SBU) của Ukraine, ông Nalivaichenko cho biết, hệ thống viễn thông của nước này đã bị tấn công. Ông Nalivaichenko cho biết, thiết bị được lắp đặt ở Crimea do Nga kiểm soát đã được sử dụng để can thiệp vào điện thoại di động của các thành viên quốc hội Ukraine và cơ quan an ninh đang tìm cách khôi phục an ninh thông tin liên lạc.

Kênh truyền hình quốc tế PressTV vừa tiết lộ thông tin gây sốc, theo đó, trong cuộc phỏng vấn với PressTV, cựu nhân viên CIA Scott Rickard tiết lộ: Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị Euromaidan (biểu tình tại Kiev) từ mấy năm trước. Theo đó, Washington đã chi hơn 5 tỷ USD cho chiến dịch “Dự án cam". Trong số những người góp “cổ phần” trong khoản ngân sách hơn 5 tỷ USD có nhà sáng lập mạng dịch vụ Ebay Pierre Omidyar, chuyên gia tài chính và nhà đầu tư người Mỹ George Soros.

Ngày 05/03, một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên nói với tờ Los Angeles Times rằng, Tình báo Mỹ đã không dự đoán được động thái quân sự của Nga ở bán đảo Crimea. Trong khi đó, chỉ vài giờ sau cuộc họp báo của Tổng thống Nga Putin về tình hình Ukraine (tối 04/03), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng đáp trả khi nói rằng: tuyên bố của ông Putin về Crimea "không lừa dối được ai".

Anh - Trang - Cường

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.